Ngân hàng
05/04/2024 09:22

Techcombank tăng cường bảo mật và an toàn giao dịch trên ngân hàng số bằng sinh trắc học

Từ đầu tháng 4-2024, Ngân hàng Techcombank tiến hành thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng thông qua CCCD có gắn chip trên ứng dụng Techcombank Mobile, và tại quầy giao dịch của Techcombank, nhằm giảm thiểu rủi ro gian lận, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

Cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHΝΝ để đảm bảo an toàn trong giao dịch trực tuyến. Đây được xem là đòn bẩy, thúc đẩy các ngân hàng nhanh chóng triển khai những giải pháp ứng dụng công nghệ AI liên quan đến nhận diện sinh trắc học, nhằm tuân thủ và đơn giản hoá quy trình định danh khách hàng.

Tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt khoảng 11 tỉ giao dịch, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỉ đồng tính đến cuối năm 2023, tăng gần 50% so với năm trước đó. Đến nay, ngành ngân hàng đang có gần 27 triệu tài khoản thanh toán và 12,9 triệu thẻ đang hoạt động được phát hành bằng phương thức định danh điện tử eKYC. 

Trên hành trình chuyển đổi số, Techcombank luôn đi đầu trong việc tuân thủ cao nhất các yêu cầu của chính phủ và ngân hàng nhà nước, đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống hạ tầng công nghệ nhằm mang đến trải nghiệm giao dịch thanh toán liền mạch, bảo mật và an toàn cho khách hàng. Hiện tại, Techcombank sở hữu một trong những tệp khách hàng chuộng số hóa nhất so với bất kỳ ngân hàng nào trên thế giới, với khoảng 94% giao dịch của khách hàng cá nhân được thực hiện trực tuyến, và nền tảng ngân hàng số ghi nhận hơn 50 lượt đăng nhập từ mỗi khách hàng mỗi tháng.

Techcombank tăng cường bảo mật và an toàn giao dịch trên ngân hàng số bằng sinh trắc học- Ảnh 1.

Vì vậy, tiên phong triển khai các biện pháp xác thực bằng sinh trắc học đối với giao dịch số hóa của khách hàng, theo yêu cầu của Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước, là ưu tiên hàng đầu của Techcombank. Theo kế hoạch, từ đầu tháng 4-2024, Techcombank sẽ tiến hành thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng thông qua CCCD có gắn chip trên ứng dụng Techcombank Mobile, và tại quầy giao dịch của Techcombank. Các dữ liệu sinh trắc học của khách hàng cần phải khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong CCCD gắn chíp của khách hàng do cơ quan Công an cấp. Dự kiến đến ngày 1-7-2024, Techcombank sẽ áp dụng giải pháp xác thực bằng sinh trắc học trên ngân hàng số cho thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, bao gồm:

  • Giao dịch đầu tiên thực hiện trên thiết bị mới (trong lần đầu đăng nhập ứng dụng Techcombank Mobile hoặc sau khi đổi thiết bị cài đặt Techcombank Mobile);
  • Giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/giao dịch; Hạn mức chuyển tiền cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng/ngày;
  • Giao dịch thanh toán trên 100 triệu đồng (trên 1 giao dịch hoặc trên ngày);
  • Các giao dịch chuyển tiền nước ngoài, yêu cầu mua bán ngoại tệ (không phân biệt giá trị giao dịch).

"Giải pháp xác thực giao dịch số hóa bằng sinh trắc học là một trong những cam kết mạnh mẽ của Techcombank nhằm tuân thủ cao nhất các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời hướng đến mục tiêu cao nhất là đảm bảo giao dịch an toàn, bảo mật cho khách hàng trên không gian ngân hàng số", ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank, chia sẻ. Bên cạnh việc tiên phong thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao dịch chuyển khoản và thanh toán, Techcombank cũng đã triển khai các giải pháp đồng bộ trong thanh toán thẻ giúp khách hàng có thể thực hiện mọi dịch vụ về thẻ trên kênh ngân hàng số Techcombank Mobile: từ phát hành thẻ mới, cấp lại thẻ, cho đến quản lý thẻ tự động hóa… với mức độ bảo mật cao nhất như: thiết lập hạn mức giao dịch trong ngày; thiết lập tính năng cho phép/không cho phép thanh toán trực tuyến; triển khai giải pháp xác thực 3D Secure…

Techcombank tăng cường bảo mật và an toàn giao dịch trên ngân hàng số bằng sinh trắc học- Ảnh 2.

Những nỗ lực không ngừng trên hành trình chuyển đổi số đã mang đến trải nghiệm khách hàng vượt trội, đưa Techcombank trở thành "Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số giao dịch thẻ" với 8 giải thưởng được vinh danh trong năm 2023. Số lượng khách hàng của Techcombank cũng không ngừng tăng nhanh qua từng năm. Năm 2023, Techcombank đã lập kỷ lục với con số 2,6 triệu khách hàng mới, trong đó hơn 85% khách hàng được thu hút hoàn toàn bằng kênh online. Cho đến nay, có 94% giao dịch khách hàng cá nhân được thực hiện trên kênh số và trung bình một khách hàng cá nhân có hơn 50 lần tương tác mỗi tháng với ứng dụng Techcombank Mobile.

Từ tháng 4-2024, Techcombank triển khai việc thu thập dữ liệu sinh trắc học thông qua CCCD gắn chip của Khách hàng. Quý khách có thể bổ sung thông tin này tại các chi nhánh của Techcombank hoặc thông qua ứng dụng Techcombank Mobile (áp dụng với thiết bị cài đặt Techcombank Mobile có hỗ trợ NFC) theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập Techcombank Mobile phiên bản mới nhất, chọn biểu tượng trên cùng tay trái, chọn "Cài đặt", sau đó chọn "Thông tin cá nhân", chọn thông báo "Bổ sung thông tin sinh trắc học" và chọn "Bổ sung ngay".
  • Bước 2: Ứng dụng hiển thị màn hình hướng dẫn, quý khách thực hiện thao tác lần lượt theo các bước. Trong trường hợp hiển thị màn hình thông báo "Vui lòng ghé chi nhánh để bổ sung thông tin", quý khách vui lòng mang CCCD gắn chíp đến chi nhánh Techcombank gần nhất để cập nhật dữ liệu sinh trắc học.
Minh Quân

Viết bình luận

Agribank đồng hành doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lâm – thủy sản

Agribank đồng hành doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lâm – thủy sản

Ngân hàng 09:26

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp đồng hành tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực lâm, thủy sản, Agribank đã tích cực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh trong xuất khẩu lâm, thủy sản.

SLINK - Sản phẩm kết tinh từ sự thấu hiểu khách hàng và sáng tạo của con người SHB

SLINK - Sản phẩm kết tinh từ sự thấu hiểu khách hàng và sáng tạo của con người SHB

Ngân hàng 15:37

SLINK là sản phẩm đến từ ý tưởng sáng tạo, đổi mới của cán bộ nhân viên SHB qua thời gian tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của khách hàng.

4 khoản chi nâng cấp cuộc sống, trả góp dễ dàng đến 36 tháng

4 khoản chi nâng cấp cuộc sống, trả góp dễ dàng đến 36 tháng

Ngân hàng 10:00

Các khoản chi tiêu tốn kém nhưng xứng đáng cho một cuộc sống chất lượng cao sẽ nhẹ nhàng hơn với lựa chọn trả góp trong 36 tháng bằng thẻ tín dụng VIB.

Kỹ năng quản lý tiền của người Việt trẻ chỉ đạt 52/100 điểm, đâu là bí quyết giúp con biết tự chủ tài chính?

Kỹ năng quản lý tiền của người Việt trẻ chỉ đạt 52/100 điểm, đâu là bí quyết giúp con biết tự chủ tài chính?

Ngân hàng 08:04

Trẻ em ngày nay phải đối mặt với những lựa chọn tài chính khác xa so với những gì mà các thế hệ trước đã trải qua khi ở cùng độ tuổi. Do đó, việc bố mẹ hình thành và dạy dỗ các em về tư duy quản lý tài chính từ sớm là vô cùng cần thiết.

Không cho con cầm tiền từ bé: nên hay không?

Không cho con cầm tiền từ bé: nên hay không?

Ngân hàng 13:36

Có nên cho con cầm tiền hằng ngày? Biết về tiền quá sớm có làm hư trẻ? Đó là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ khi trên thực tế, nhiều trẻ nhỏ đã bị "lệch chuẩn" do không được định hướng đúng đắn về quản lý đồng tiền.

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Ngân hàng 13:36

Với chủ đề “Storytelling: Chinh phục khách hàng bằng nghệ thuật kể chuyện”, chương trình đào tạo do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức đã cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhiều kỹ năng, bí quyết để tăng cường xây dựng thương hiệu và bán hàng hiệu quả.

Vay mở rộng kinh doanh với lãi suất chỉ từ 4,99%/năm

Vay mở rộng kinh doanh với lãi suất chỉ từ 4,99%/năm

Ngân hàng 13:35

Tín dụng đang tăng tốc với nỗ lực kích cầu tiêu dùng đến từ động thái giảm mạnh lãi suất cho vay, kèm theo chương trình ưu đãi của ngân hàng thương mại.