xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giành lại vỉa hè ảnh hưởng kinh tế không lớn

Tô Hà

Hộ kinh doanh cá thể chỉ đóng góp khoảng 11%-13% tăng trưởng GDP cả nước nên việc giành lại vỉa hè không ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế

Số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2017 do Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố ngày 29-3 cho thấy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp hơn cùng kỳ 2 năm trước, trong khi số người thất nghiệp lại tăng thêm 20.000 người. Con số này dẫn đến nghi ngại chiến dịch dọn dẹp vỉa hè ở Hà Nội và TP HCM đã tác động đến việc làm, thương mại và dịch vụ của 2 TP này.

Có tác động đến việc làm

Bà Lê Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thương mại dịch vụ - TCTK, khẳng định chiến dịch dọn dẹp vỉa hè tại các đô thị lớn đang triển khai đã tác động đến việc làm và thu nhập của một số hộ kinh doanh nhưng mức ảnh hưởng không lớn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2017 ước đạt 921.000 tỉ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,2% thì thấp hơn mức 7,5% của cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân vì mặt bằng giá đầu năm 2017 tăng khá cao so với năm 2016, quy mô tiêu dùng dần tăng lên thì theo lẽ tự nhiên, mức tăng trưởng sẽ dần chậm lại. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác, không chỉ do tác động của việc dọn dẹp vỉa hè.

Một số hộ dân trên đường Chu Mạnh Trinh, quận 1, TP HCM kinh doanh lùi vào trong sau khi bậc tam cấp bị phá để trả lại vỉa hè Ảnh: LÊ PHONG
Một số hộ dân trên đường Chu Mạnh Trinh, quận 1, TP HCM kinh doanh lùi vào trong sau khi bậc tam cấp bị phá để trả lại vỉa hè Ảnh: LÊ PHONG

Theo bà Thủy, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất - kinh doanh cá thể chỉ đóng góp đến cơ cấu GDP khoảng 11%-13% chứ không như số liệu một số thông tin dẫn ra khoảng 30%-50% GDP. Hiện cả nước có khoảng 4,6-4,8 triệu cơ sở sản xuất - kinh doanh cá thể gồm hộ kinh doanh sản xuất công nghiệp, vận tải, ăn uống, bán buôn - bán lẻ. Trong đó, các hộ sử dụng vỉa hè để kinh doanh nằm trong nhóm kinh doanh ăn uống, bán buôn - bán lẻ.

Liên quan đến vấn đề thất nghiệp, Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Bích Lâm cho biết quý I ước tính có 1,14 triệu người thất nghiệp, tăng 20.200 người so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 16.200 người so với quý IV/2016. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong cả nước cũng giảm 48.100 người so với quý IV/2016. Tuy nhiên, theo phân tích của TCTK, sự sụt giảm nhẹ về lực lượng lao động trong quý I là xu hướng thường thấy của những năm gần đây do có kỳ nghỉ Tết và lễ hội, nhu cầu làm việc và tìm kiếm việc làm trong dân cư giảm nhẹ.

Phải có giải pháp hỗ trợ

Bình luận về đánh giá của TCTK, TS Lê Đăng Doanh cho rằng kinh tế vỉa hè là khu vực kinh tế không đăng ký, không chính thức nhưng tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân thiếu trình độ, thiếu vốn. Qua điều tra, kinh tế hàng rong, vỉa hè ở Hà Nội và TP HCM có thể tạo 28%-32% số lượng việc làm trong xã hội; nếu tính cả các nhà hàng, cửa hiệu kinh doanh ăn uống, dịch vụ bán lẻ có cửa hàng, biển hiệu thì số lượng việc làm được tạo ra có thể từ 40%-50%.

“Do đó, khi dọn dẹp vỉa hè, người bán hàng rong hết việc, các hộ kinh doanh phải sa thải người làm, thu hẹp kinh doanh thì cần có phương án tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người đang sống bằng nghề đó. Nếu không tạo điều kiện cho họ có thu nhập thì lâu lâu sẽ quay lại hoặc tìm hình thức mới” - TS Doanh nói.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy người dân được mở quầy bán hàng vỉa hè trong thời gian nhất định, tại khu vực nhất định và phải nộp thuế. Các quầy hàng chủ yếu bán trái cây, cà phê, ăn uống, không cản trở đi bộ. “Đây là một bộ phận kinh tế phi chính thức, không thể giải quyết bằng biện pháp hành chính cực đoan mà phải bằng thực chất lâu dài. Nếu không sẽ biến dạng và xuất hiện dưới hình thức khác” - TS Doanh nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bình luận trên thực tế, kinh tế vỉa hè chưa được đưa hết vào đánh giá thống kê vì thực chất hoạt động kinh doanh này là trốn thuế. Bản chất của việc dọn dẹp vỉa hè chỉ là dẹp hàng rong và phần lấn chiếm vỉa hè làm nơi bán hàng, không động chạm đến các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh không lấn chiếm. Do đó, ảnh hưởng không lớn đến các hộ kinh doanh nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.

GDP tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm

GDP quý I ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng của quý I các năm 2012 đến 2014 nhưng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây (GDP cùng kỳ năm 2015 và 2016 tăng 6,12% và 5,48%). Đáng lưu ý, ngành công nghiệp chỉ tăng 3,85% so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây do ngành khai khoáng và chế biến, chế tạo đều giảm mạnh và tăng trưởng chậm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo