xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên bán vé tàu theo kiểu bán vé máy bay

 

Tôi quê ở Bắc Giang, năm nào cũng phải về quê đón Tết. Hai năm nay tôi quyết định không đi bằng tàu hỏa nữa mà chuyển sang máy bay, dù có tốn kém hơn đôi chút.

Tôi thấy cách bán vé của ngành hàng không tiện lợi cho cả hành khách lẫn hãng vận tải, mà theo tôi, ngành đường sắt nên học tập. Khách đi máy bay bây giờ chỉ cần gọi điện thoại đặt chỗ, cung cấp tên tuổi, số giấy CMND là coi như có được vé, khi nhận vé mới trả tiền. Trước giờ bay, nhân viên nhà ga chỉ cần kiểm tra đúng tên người, đúng số giấy CMND là mời khách lên máy bay. Ngành hàng không không quan trọng ai là người mua vé mà chỉ kiểm soát chặt hành khách có đúng tên, đúng vé mà thôi nhưng gần như không có chuyện vé chợ đen. Trong khi đó, ngành đường sắt lại thủ tục nhiêu khê nhưng đầy ắp kẽ hở nên tình trạng vé chợ đen năm nào cũng có. Tôi đề nghị, ngành đường sắt hãy nhìn thẳng thực tế và học cách bán vé của ngành hàng không. Có như vậy, người đi tàu mới hết khổ vì vé mà ngành đường sắt cũng khỏi mang tiếng “độc quyền nên muốn hành hạ khách thế nào cũng được”.

Lê Ngọc Uyên (Đồng Nai)

Chúng tôi không có thời gian để đổi vé

Bạn đọc của Báo Người Lao Động chưa hết bức xúc về việc bán và đổi vé của ngành đường sắt. Nhiều ý kiến mách nước: Nên thay đổi phương thức bán và kiểm soát vé để cả hành khách và nhà tàu bớt khổ!

Qua báo chí và bạn bè, chúng tôi mới biết phải đổi vé tàu hỏa khi không đúng với tên ghi trên vé, chúng tôi thật sự choáng váng. Tại sao ngành đường sắt lại ra cái chiêu độc đáo như thế cơ chứ? Chúng tôi là công nhân, vào ca từ 7 giờ đến 21 giờ - 22 giờ nên khi mua vé thì phải nhờ người đi mua và không thể mua qua mạng được, đành phải mua vé qua đại lý hay vé chợ đen. Giờ phải đổi vé, chúng tôi làm sao có thời gian đi đổi. Chúng tôi thật sự bức xúc vì phí đổi quá cao, người lao động vô hình trung là người chịu mọi hậu quả. Chúng tôi biết giờ có nói gì thì có chăng sẽ được trả lời “rút kinh nghiệm cho năm sau”. Bao nhiêu năm nữa thì ngành đường sắt mới có được phương pháp tối ưu và không phiền phức trong việc phục vụ hành khách? Chúng tôi khi mua vé đã khổ, bây giờ lại đổi vé thế này thì những người lao động như chúng tôi biết đến bao giờ mới hết khổ?

Phạm Trần Vân Anh (Bình Dương)

Mấy câu hỏi cho ngành đường sắt

Với cách bán vé như lâu nay, ngành đường sắt không kiểm soát được việc bán vé tập thể nên có một thực tế là có người lợi dụng danh nghĩa các doanh nghiệp mua rồi bán ra ngoài kiếm lời. Chưa kể, rất nhiều vé tập thể đã được bán đi từ các đại lý với khoản tiền chênh lệch từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/vé trong những ngày cao điểm. Không ít vé chợ đen người dân chúng tôi mua có in dấu xuất xứ từ các đại lý. Phải chăng một số đại lý đã trở thành ổ vé chợ đen công khai? Tại sao có một cách làm rất đơn giản mà ngành đường sắt nói chung, ga Sài Gòn nói riêng, không làm? Ví dụ, hãy áp dụng việc ghi tên, số giấy CMND của hành khách trên vé cho tất cả các chuyến tàu trong mọi thời điểm như ngành hàng không đã làm với vé máy bay.

Thanh Long (truongthanhlong_05@...)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo