xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Nghĩ lớn, làm lớn để Cần Giờ cất cánh

Hải Đăng

Cần Giờ là địa phương có vị trí độc lập với tiềm năng vô cùng lớn, phát triển Cần Giờ sẽ giữ vững được vị trí đầu tàu kinh tế của TP HCM

Nghị quyết 12-NQ/TU 2022 xác định mục tiêu đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.

Vùng đất "của để dành của TP HCM", như cách nói của nhiều thế hệ lãnh đạo, đang đứng trước cơ hội trỗi dậy mạnh mẽ. Để Cần Giờ có thể cất cánh thành công, đòi hỏi chúng ta phải dám nghĩ lớn, làm lớn.

Đổi mới cách tiếp cận quy hoạch đô thị

Nghĩ lớn là xác định Cần Giờ phải trở thành thành phố sinh thái đặc biệt, định hướng sẽ là thành phố vệ tinh thông minh, phát triển theo hướng thành phố trong rừng, rừng trong thành phố. Huyện Cần Giờ rộng khoảng 70.000 ha, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên của TP HCM, vừa có rừng vừa có biển - rõ ràng những điều kiện cơ bản đã có.

Song song với phát triển kinh tế, đưa Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thành hình mẫu về sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Do đó, Cần Giờ đặt trong tổng thể quy hoạch phải là cú hích đột phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM, giúp thành phố trở thành một cực kinh tế biển lớn nhất Việt Nam - điểm đến quan trọng quốc tế trong chuỗi đô thị biển Đông Nam Á.

Đổi mới cách tiếp cận quy hoạch đô thị đối với Cần Giờ theo hướng tư duy mở.

Đó là từ mô hình chỉ dựa trên các con số chỉ tiêu quy hoạch hay kế hoạch dài hạn khó đạt trong điều kiện hạn chế về nguồn lực đầu tư, chuyển sang quản lý theo mục tiêu phát triển bền vững với chiến lược và giải pháp phân kỳ đầu tư, bảo đảm tính khả thi khi đạt được từng bước những chỉ tiêu dài hạn.

Cho phép Cần Giờ được quyền xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và phát huy nguồn lực đầu tư - phát triển đô thị một cách đa dạng và chủ động. Trong đó, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật những nội dung đặc thù của Cần Giờ về quy chuẩn, tiêu chuẩn, các chỉ tiêu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải.

Lắng nghe người dân hiến kế: Nghĩ lớn, làm lớn để Cần Giờ cất cánh - Ảnh 2.

Xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP HCM Ảnh: Hoàng Triều

Tạo được sự đột phá trong du lịch

Làm lớn là cơ chế đột phá về quản lý đầu tư với việc cho phép Cần Giờ thực hiện ngay dự án theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), kết hợp với các dự án BT (xây dựng - chuyển giao). Thời gian qua, có nhiều dự án BT bị ngưng trệ. Chỉ khi các dự án của Cần Giờ được hình thành thì sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, điều kiện môi trường mới trở thành hiện thực, từ đó góp phần thay da đổi thịt Cần Giờ.

Đầu tư, kêu gọi cho được dự án đầu tư mở rộng khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Đây là dự án thế kỷ, biết là rất khó nhưng đáng làm đối với sự phát triển của toàn thành phố. Có những nơi lấn biển vì họ thiếu đất, như Singapore lấn biển để xây sân bay, làm casino, phát triển bất động sản. Song cũng có những nơi như Dubai, xung quanh toàn sa mạc, vẫn chọn lấn biển để phát triển du lịch biển. Cần Giờ cũng vậy. Trên bờ là rừng ngập mặn của khu dự trữ sinh quyển phải bảo vệ, không được đụng đến.

Muốn đột phá du lịch, phát triển kinh tế, cũng phải lấn biển. Trên thế giới có không ít dự án lấn biển đã trở thành biểu tượng du lịch, biểu tượng quốc gia. TP HCM cần một biểu tượng du lịch xứng tầm khu vực và thế giới thì Cần Giờ là nơi xứng đáng để thực hiện nhất. Lấn biển ở mức độ phù hợp với bảo vệ rừng ngập mặn và môi trường sinh thái của Cần Giờ.

Để tạo được sự đột phá trong du lịch, phải xây dựng cho được những dự án lớn, những công trình xứng tầm, có điểm nhấn khác biệt, ghi dấu ấn đậm nét trong mắt khách du lịch.

Phải gỡ được nút thắt giao thông, đây là băn khoăn lớn nhất khiến các nhà đầu tư e ngại, cản trở sự phát triển của du lịch cũng như kinh tế toàn khu vực này. Phà Bình Khánh hiện chỉ đang giải quyết tạm thời việc đi lại của người dân, không tạo đột phá phát triển cho huyện. Một cây cầu bắc qua sông Soài Rạp kết nối trung tâm thành phố với Cần Giờ là mong mỏi bao lâu nay của người dân và nhiều thế hệ lãnh đạo.

Tiến hành ngay dự án Cần Giờ trở thành cảng trung chuyển quốc tế, cạnh tranh với các cảng lớn trong khu vực và các cảng quốc tế; bổ sung, phối hợp với Cái Mép - Thị Vải để phát huy tốt nhất các thế mạnh toàn bộ khu vực miền Đông.

Cùng với việc thu hút đầu tư thêm nhiều dự án du lịch, chính quyền phải tập trung phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch theo hướng khai thác tối đa tiềm năng của Cần Giờ với sản phẩm đặc thù như thưởng thức hải sản tại chỗ, du thuyền, tham quan đảo khỉ, khu nuôi yến, rừng ngập mặn... Đồng thời tạo điều kiện đưa khách từ trung tâm thành phố đến Cần Giờ thông qua các tuyến xe miễn phí, đầu tư thêm cầu, phà riêng cho khách du lịch, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư thêm trạm dừng chân lớn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo