xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biến động nhân sự trung - cao cấp: Lẽ thường tình?

Bài và ảnh: GIANG NAM

Nhân sự trung - cao cấp "nhảy việc" sẽ tác động không nhỏ đến nhiều mặt của doanh nghiệp và bản thân họ

Không khó để bắt gặp những thông tin thay nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp (DN) lớn đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo nhiều chuyên gia nhân sự, đó là điều bình thường trong quá trình cũng như chiến lược phát triển của mỗi DN. Tuy nhiên, ở góc độ nhà quản trị, nhiều người cho rằng việc đó đang nói lên nhiều vấn đề của DN và bản thân nhân sự trung - cao cấp đó.

Không tìm được tiếng nói chung

CEO một DN công nghệ chuyên về mảng chuyển đổi số cho ngành môi trường có trụ sở tại quận Tân Phú, TP HCM cho biết vừa "chia tay" với một giám đốc kinh doanh của công ty sau hơn 1 năm hợp tác.

Theo đánh giá của CEO này, nhân sự lãnh đạo phòng kinh doanh được trả lương và thu nhập cao nhất trong công ty, ưu đãi về hình thức làm việc, phương tiện cho công việc tốt nhưng kết quả lại không như kỳ vọng. Ban lãnh đạo đã họp bàn nhiều lần để tìm tiếng nói chung nhằm đưa hiệu quả kinh doanh đi lên nhưng mọi thứ dần trở nên xấu đi vì những xung đột không đáng có.

"Khi về làm việc, tôi cho anh ấy toàn quyền lãnh đạo khối kinh doanh với hơn 30 nhân sự có kinh nghiệm. Công ty cũng tạo mọi điều kiện để khối kinh doanh làm việc nhưng kết quả phản ánh ngược lại. Khi tìm hiểu kỹ hơn, chúng tôi nhận thấy khả năng lãnh đạo, tạo động lực trong quản lý công việc của anh ấy có vấn đề" - CEO này nói. 

Dù phải sa thải nhân sự cấp cao trong giai đoạn cuối của năm tài chính nhưng CEO này cho rằng "không còn cách nào khác" và DN cũng không tìm nhân sự thay thế mà chọn nhân sự nội bộ để tiết kiệm chi phí trong thời điểm khó khăn này.

Trong khi đó, ông Đ.N.L (38 tuổi, quê Khánh Hòa) phải chấp nhận rời vị trí CEO của một DN thực phẩm có văn phòng điều hành tại quận 1, TP HCM. Ba năm trên cương vị CEO, ông L. đã giúp DN thay đổi mẫu mã bao bì, chiến lược phát triển kênh phân phối và xuất khẩu thành công sang một số nước. 

Doanh thu vì thế cũng tăng cao, hình ảnh thương hiệu ngày một lan tỏa. Mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp thì cuối tháng 10 vừa qua, ban giám đốc công ty quyết định thay đổi nhân sự điều hành và ông L. được đề cử giữ chức giám đốc sản xuất.

Người thay thế ông L. là con trai của người sáng lập công ty vừa du học trở về. Không thể chấp nhận điều đó, ông L. quyết bảo vệ danh dự của mình bằng cách xin nghỉ việc. "Được trả lương để điều hành nên tôi không tiếc những công sức đóng góp của mình. Tôi tiếc là giao cả một thương hiệu đang lên cho một người quá trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế, không am hiểu thị trường sẽ rất nguy hiểm cho DN" - ông L. bày tỏ.

Biến động nhân sự trung - cao cấp: Lẽ thường tình?- Ảnh 1.

Được chia sẻ và được lắng nghe sẽ giúp nhân sự cấp cao gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

Tránh xung đột lợi ích

Có thể chuyện "nhảy việc" của các nhân sự trung - cao cấp được cho là bình thường, song với bà Phạm Lan Khanh - CEO của Flamingo (quận 7, TP HCM) thì tất cả đều có nguyên do.

Theo bà Khanh, ở góc độ nhân sự cấp cao, khi họ quyết định "nhảy việc" thường có lý do từ chủ quan và khách quan. Là nhân sự cấp cao, chắc chắn họ có trong danh sách của các công ty chuyên tìm nhân sự trung - cao cấp cho các DN khác. Là nhân sự quan trọng nhưng nếu chưa được đãi ngộ xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí công việc thì họ sẽ muốn tìm bến đỗ mới. 

"Thị trường đang có hàng trăm vị trí cho một nhân sự cấp cao có tên tuổi. Do đó, việc các DN đối thủ tìm cách lôi kéo nhân sự cấp cao là điều bình thường, bởi đó là cách nhanh nhất để chiếm lĩnh thị trường. Cũng không loại trừ khả năng những nhân sự cấp cao muốn thay đổi môi trường làm việc, thử sức ở những lĩnh vực mới" - bà Khanh phân tích.

Hiện nhân sự trung - cao cấp cũng bị các DN miễn nhiệm vì không còn phù hợp cho chiến lược phát triển của DN. Theo bà Khanh, nhiều nhân sự cấp cao chậm thay đổi chiến lược, thiếu tầm nhìn khiến hiệu quả kinh doanh giảm sút thì cổ đông sẽ yêu cầu xem xét khả năng lãnh đạo của nhân sự đó. Vì thế, nhiều nhân sự cấp cao bị sa thải khiến con số "nhảy việc" của lực lượng này ngày một tăng.

Ông Vũ Việt Dũng, tác giả cuốn sách "Nhân sự là chuyện nhỏ", cho biết mỗi khi nhân sự quản lý nghỉ việc, DN sẽ phải tìm người thay thế từ 2 đến 6 tháng. Khoảng thời gian này sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề của DN - một số hoạt động bị gián đoạn, giảm hiệu quả do người mới tiếp nhận cần có thời gian làm quen với công việc. 

"Nhân sự cấp cao không chỉ quan trọng ở vị trí công việc mà còn ở mối quan hệ đối ngoại. Vì vậy, khi "nhảy việc", họ mang theo mối quan hệ trong kinh doanh là điều khó tránh. Để nhân sự cấp cao nghỉ việc hay "nhảy việc" sẽ không tốt, thậm chí có thể là rủi ro cho DN" - ông Dũng nhận định.

Ông Vũ Việt Dũng cũng cho rằng nhân sự cấp cao chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong DN nên một khi "có vấn đề", lãnh đạo DN và nhân sự đó cần ngồi lại chia sẻ hết những vướng mắc để tìm được tiếng nói chung, cùng nhau hỗ trợ để đạt hiệu quả nhất cho DN. Trong trường hợp không thể ngồi lại thì cả hai cũng cho nhau những cơ hội để vui vẻ chia tay, tránh xung đột lợi ích, gây ảnh hưởng cho uy tín của nhau. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo