xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cà Mau, Sóc Trăng thiếu nước ngọt

VÂN DU - TÂM QUÂN

Người dân ở một số nơi tại Cà Mau, Sóc Trăng đang thiếu nước ngọt trầm trọng do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn

Hạn hán diễn biến khốc liệt do tác động của hiện tượng El Nino khiến nhiều công trình giao thông ở vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau bị hư hỏng do sụt lún; nhiều diện tích lúa và rau màu của người dân bị ảnh hưởng năng suất vì thiếu nước ngọt. Không dừng lại ở đó, hàng ngàn hộ dân nơi đây phải đối mặt với tình cảnh thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt.

Cuộc sống bị đảo lộn

Ông Lê Công Nguyên, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau, cho biết Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát tình hình thiếu nước sinh hoạt trong dân ngay sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

"Hiện Cà Mau có hơn 3.000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, chủ yếu tập trung tại các huyện vùng ngọt hóa của tỉnh, như: U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do những nơi này không có hệ thống nước nối mạng, không thể khai thác được nguồn nước ngầm và ảnh hưởng một phần của khô hạn…" - ông Nguyên nói.

Xã Biển Bạch, huyện Thới Bình có 1.847 hộ dân nhưng đã có hơn 450 hộ thiếu nước ngọt sinh hoạt. Chỉ tay về những lu chứa nước, anh Nguyễn Thanh Tùng (ngụ xã Biển Bạch) cho hay năm nay mùa mưa kết thúc sớm nên lượng nước tích trữ đã được gia đình sử dụng hết ngay khi mùa khô bắt đầu.

Nhằm tiết kiệm nước, gia đình anh phải sử dụng nước mặn để tắm, giặt đồ, rửa chén rồi mới xả lại bằng nước ngọt. "Nước ngọt được các ghe chở đến tận nhà bán với giá từ 40.000-50.000 đồng/m3. Tuy tiết kiệm tối đa nhưng mỗi tháng chúng tôi cũng mất khoảng 500.000 đồng tiền mua nước. Việc thiếu nước sinh hoạt không chỉ khiến người dân mất thêm khoản tiền mà còn làm cho cuộc sống bị đảo lộn rất nhiều" - anh Tùng thở dài nói.

Người dân mua nước từ ghe bán nước ngọt để sử dụngẢnh: Vân Du

Người dân mua nước từ ghe bán nước ngọt để sử dụngẢnh: Vân Du

Anh Lê Anh Tuấn (ngụ xã Biển Bạch) cho biết kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào công việc của anh. Mỗi tháng anh làm thuê được hơn 2 triệu đồng nhưng phải dùng số tiền không nhỏ để mua nước nên phải chi tiêu tiết kiệm lắm, gia đình 3 người mới đủ sống qua ngày.

Theo lãnh đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau, địa phương đang khẩn trương thiết lập các điểm cấp nước tập trung, cấp bồn trữ nước và kéo dài đường ống tại những khu vực đã có công trình cấp nước tập trung hiện có… để bảo đảm nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân. Về lâu dài, đơn vị sẽ đề xuất đầu tư một số dự án trọng điểm về cấp nước tập trung phục vụ người dân.

Đề xuất làm nhà máy nước mặt

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tình hình hạn, mặn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng diễn biến gay gắt, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm, thiếu nước cung cấp cho người dân nên Công ty CP Cấp nước Sóc Trăng và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sóc Trăng vừa đến khảo sát phân trường Phú Lợi (xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Đây là khu vực Công ty CP Cấp nước Sóc Trăng đề xuất xây dựng nhà máy nước mặt quy mô 110 ha, công suất 200.000 m3 ngày/đêm, kinh phí xây dựng 3.000 tỉ đồng.

Vị trí đề xuất xây dựng nhà máy nước mặt có nguồn nước xa khu vực xâm nhập mặn, cách TP Sóc Trăng khoảng 20 km nên thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đường ống nước. "Sau thời gian xây dựng 2-3 năm, nhà máy sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, bảo đảm cung cấp nước sạch cho toàn tỉnh Sóc Trăng. Khi có nhà máy nước mặt này, chúng tôi sẽ hạn chế việc khai thác nước ngầm" - ông Đặng Văn Ngọ, Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Sóc Trăng, thông tin. 

Triển khai nhiều giải pháp

UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản hỏa tốc gửi đến các sở, ban ngành cùng UBND các huyện, TP Cà Mau về việc khẩn trương thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo UBND các huyện, TP Cà Mau phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai ngay các công việc thuộc phạm vi, trách nhiệm. Đối với những địa bàn, khu vực cần xử lý khẩn cấp thì chủ động triển khai các giải pháp phục vụ cấp, trữ nước và xử lý nước cho các hộ gia đình tạm thời, như: thiết lập các điểm cấp nước tập trung; vận chuyển nước từ nơi khác đến…; tuyệt đối không để thiếu nước sinh hoạt.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo