xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cắt giảm lao động khi thu hẹp sản xuất, kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ gì?

MAI CHI

(NLĐO)- Việc cắt giảm lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động

Do gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, một số doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô, tổ chức lại lao động và cắt giảm lao động. Tuy nhiên, khá nhiều doanh nghiệp bối rối khi cắt giảm các lao động đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hay không xác định thời hạn mà vẫn còn hiệu lực, bởi nếu thực hiện không đúng quy trình, thủ tục quy định rất dễ gây tranh chấp lao động. 

Vấn đề này đã được các doanh nghiệp đặt ra tại Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và Sở lao động- Thương binh và Xã hội TP HCM vừa qua. Một trong những vấn đề doanh nghiệp quan tâm đó là phải chuẩn bị hồ sơ gì để nộp cho cơ quan chức năng trước khi tiến hành cắt giảm lao động nhằm hạn chế sai sót trong quy trình thực hiện.

Cắt giảm lao động khi thu hẹp sản xuất, kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ gì?- Ảnh 1.

Công nhân một công ty ở KCN Tân Tạo (quận Bình Tân, TP HCM) mất việc khi doanh nghiệp cắt giảm lao động

Giải tỏa băn khoăn của doanh nghiệp, đại diện Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP HCM cho hay trường hợp vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, doanh nghiệp căn cứ Điều 42, Điều 44, Điều 47, Điều 48 và Điều 63 Bộ luật Lao động để thực hiện cắt giảm lao động. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động, doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung sau:

a) Việc cho thôi việc đối với người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho UBND  và cho người lao động.

b) Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động.

c) Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

d) Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua.

đ) Công ty phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp khi có vụ việc quy định tại các Điều 42, 44 của Bộ luật Lao động.

e) Công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động, cứ mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 24 tháng thì đơn vị có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm của người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

- Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

g) Khuyến khích những thỏa thuận đảm bảo cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động theo quy định khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động.

Cắt giảm lao động khi thu hẹp sản xuất, kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ gì?- Ảnh 2.

Công nhân một doanh nghiệp ngừng việc khi nhận thông báo cắt giảm lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cũng đã ban hành Quy trình tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế tại Quyết định số 15233/QĐ-SLĐTBXH ngày 7-7-2023.

Thành phần hồ sơ người sử dụng lao động thực hiện gồm bản chính các văn bản sau: 

- Văn bản thông báo;

- Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến việc cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (nếu có);

- Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có); Phương án sử dụng lao động.

Nơi tiếp nhận: 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ phận Văn thư), địa chỉ số 159 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM.

Thời gian xử lý: 

Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, lãnh đạo Sở xem xét hồ sơ, ký duyệt công văn hướng dẫn người sử dụng lao động thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và trả kết quả cho người sử dụng lao động bằng bưu điện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo