xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành Tuyên giáo làm tốt vai trò “đi trước mở đường”

T.Kim

(NLĐO) – Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định ngành Tuyên giáo đã và đang làm tốt công tác đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trở thành hiện thực trong đời sống xã hội

Ngày 31-7, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức gặp mặt kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2023).

Dự buổi gặp mặt, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đánh giá thời gian qua, Ban Tuyên giáo Trung ương nói riêng, ngành Tuyên giáo nói chung đã tập trung hoàn thành một khối lượng công việc lớn trên các lĩnh vực: từ lý luận, tuyên truyền, báo chí - xuất bản, văn hóa - văn nghệ đến khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục - thể thao…

"Chúng ta đã và đang thực hiện tốt hơn vai trò "đi trước mở đường"; đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trở thành hiện thực trong đời sống xã hội" – ông Nghĩa đánh giá.

Ngành Tuyên giáo làm tốt vai trò “đi trước mở đường” - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Ông Nghĩa cũng nhìn nhận công tác chỉ đạo đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch tiếp tục có những chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn. Ngành Tuyên giáo đã kịp thời chỉ đạo, định hướng thông tin trước các sự kiện chính trị, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, nhân dân quan tâm như: Kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII; Tình hình xung đột Nga - Ukraine; vụ việc tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk… Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, cổ vũ hành động tích cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; giữ nghiêm kỷ luật thông tin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, thời gian tới, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh toàn ngành Tuyên giáo phải tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:

Tiếp tục thông tin, tuyên truyền về Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương; các bài viết, phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… tạo khí thế thi đua học tập, lao động sản xuất, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo trong tình hình mới.

Tiếp tục xây dựng bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp kiên định lập trường chính trị, vững vàng tư tưởng, trách nhiệm, tâm huyết, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trên mặt trận công tác tư tưởng của Đảng.

"Tôi đề nghị mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, "Bản lĩnh, trí tuệ, đoàn kết, chủ động, đổi mới, sáng tạo", nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng, góp phần làm nên những kỳ tích mới trong chặng đường tiếp theo của Đảng, của dân tộc" – ông Nghĩa nói.

Ngành Tuyên giáo TP HCM dâng hương tại chiến khu Rừng Sác

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng, vừa qua, đoàn đại biểu ngành Tuyên giáo TP HCM do ông Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM làm trưởng đoàn, đã đến viếng, dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử Chiến khu rừng Sác, huyện Cần Giờ.

Đồng chí Lê Hồng Sơn cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Ông Lê Hồng Sơn cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Trang tin điện tử Đảng bộ TP HCM

Trước đó, các đại biểu xem phim tư liệu về Rừng Sác, tham quan Trạm quân y, khu vực hậu cần, nhà may quân phục, mô hình hứng nước mưa, rừng đước...

Khu di tích lịch sử Chiến khu rừng Sác là nơi hình thành, sống và chiến đấu vô cùng anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 10 đặc công rừng Sác với những chiến công vang dội đi vào lịch sử, hoàn thành sứ mệnh án ngữ đường thủy chiến lược trên sông Lòng Tàu, phá hủy các kho tàng, bến bãi của địch nhằm bảo vệ bàn đạp cho lực lượng tiếp tế của ta. Trong số 862 liệt sĩ đã hy sinh ở đây, đến nay vẫn còn 542 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo