xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xoay xở giữ việc cho công nhân

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Bên cạnh việc đầu tư công nghệ, máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp còn chú trọng phát triển thị trường nội địa để giữ việc làm cho người lao động

Gần 2 tháng nay, chị Nguyễn Thị Xuyền, công nhân (CN) Công ty CP Hợp tác và Phát triển Savimex (sản xuất nội thất; đóng tại quận 12, TP HCM), liên tục được tăng ca, có khi làm luôn ngày chủ nhật. Trong khó khăn chung của ngành gỗ, song song với nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, Công ty CP Hợp tác và Phát triển Savimex còn chú trọng khai thác thị trường nội địa để ổn định việc làm cho CN.

Phấn khởi vì được tăng ca

Chị Xuyền cho biết khó khăn chung của ngành gỗ khiến cả năm nay, 1.100 CN tại công ty phải làm việc cầm chừng vì không có đơn hàng, có tháng phải nghỉ cả thứ sáu và thứ bảy, thu nhập vì thế giảm sút nghiêm trọng. "Trong thời điểm khó khăn, ban giám đốc và Công đoàn cơ sở đã động viên CN cố gắng bám trụ. Đến nay, khi tình hình đơn hàng khá hơn thì CN thường xuyên tăng ca, thu nhập bình quân đạt từ 9 - 10 triệu đồng/tháng" - chị Xuyền vui vẻ cho hay.

Xoay xở giữ việc cho công nhân - Ảnh 1.

Đơn hàng ổn định nên công nhân Công ty CP Hợp tác và Phát triển Savimex (quận 12, TP HCM) đã tăng ca trở lại

Chia sẻ về tình hình doanh nghiệp (DN), ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó Giám đốc sản xuất Công ty CP Hợp tác và Phát triển Savimex, cho hay do ảnh hưởng của xung đột Nga và Ukraine khiến công ty bị mất nhiều đơn hàng. Không lùi bước trước khó khăn, ngoài tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, công ty còn đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa với thương hiệu Moho. Với bước đột phá này, doanh thu thị trường nội địa đạt 100.000 - 200.000 USD/tháng. Các đơn hàng từ thị trường châu Âu dù lợi nhuận không cao, doanh thu vẫn đạt từ 3 - 3,2 triệu USD/tháng. "Điều quan trọng là tất cả CN đều có công ăn việc làm ổn định, thu nhập ngày càng cải thiện" - ông Trung cho hay.

Cùng niềm vui này, ông Nguyễn Quang Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Dony (chuyên về may mặc; đóng tại huyện Bình Chánh, TP HCM), cho hay cách đây vài ngày, công ty vừa xuất khẩu một đơn hàng sang Mỹ. Song song với thị trường nước ngoài, công ty đang nhận rất nhiều đơn hàng đồng phục học sinh, đồng phục nhân viên của các trường học và DN trong nước. Công ty không chủ trương tuyển lao động thời vụ mà chỉ dồn việc cho 100 lao động hiện có.

Do nhiều đơn hàng gấp nên CN phải tăng ca luôn ngày chủ nhật. Tuy vất vả nhưng tất cả người lao động (NLĐ) đều rất vui vì thu nhập ổn định, từ 8 - 18 triệu đồng/tháng. "Thời gian tới, công ty sẽ tập trung vào thị trường nội địa, nhất là mảng may đồng phục. Lợi nhuận ở các đơn hàng có thể thấp nhưng quan trọng là giữ được việc làm cho CN" - ông Anh nói.

Ổn định thu nhập

Trong khó khăn chung của ngành dệt may, ban giám đốc Công ty TNHH SX-TM-DV Long Cường (TP Thủ Đức, TP HCM) vẫn tích cực khai thác thị trường, nhờ vậy đơn hàng được lấp đầy đến tháng 10-2023.

Bà Phan Thị Thiện, Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Công ty TNHH SX-TM-DV Long Cường, cho biết hiện 178 lao động có thu nhập bình quân từ 9,5 - 10 triệu đồng/người/tháng. Công ty cũng là một trong những đơn vị ký kết thỏa ước lao động tập thể với nhiều nội dung có lợi cho NLĐ như: lương cao hơn 6% so với lương tối thiểu vùng; thưởng sáng kiến, cải tiến với mức thấp nhất bằng 5% giá trị làm lợi.

Bên cạnh đó, công ty còn hỗ trợ suất ăn giữa ca thấp nhất 20.000 đồng/người/bữa; khám sức khỏe định kỳ cho tất cả NLĐ... Nữ CN Cao Thị Mỹ Tiên bày tỏ: "Ban giám đốc đã nỗ lực hết sức nên anh chị em CN rất cảm thông, thậm chí chuẩn bị tâm lý sẽ bị giảm việc làm và thu nhập. Thế nhưng, thời gian qua, trong khi các DN dệt may gặp khó khăn thì công ty vẫn bảo đảm việc làm và thu nhập cho NLĐ nên chúng tôi rất an tâm".

Trong tháng 3 và 4-2023, sản lượng của Công ty CP Vĩnh Thành Đạt (chuyên sản xuất thực phẩm; đóng tại quận 12, TP HCM) giảm từ 30%-40%. Theo ông Trương Chí Thiện, tổng giám đốc công ty, sản lượng công ty sụt giảm do ảnh hưởng của tình hình hình kinh tế khó khăn, lượng trứng bán cho các DN chế biến bánh kẹo, suất ăn công nghiệp giảm mạnh.

Thế nhưng từ tháng 5, thị trường phục hồi và đến nay đã tăng trưởng tốt. Để đáp ứng yêu cầu của các đối tác, công ty đã đầu tư 2 tỉ đồng để nhập máy tách trứng tự động trị giá 2 tỉ đồng từ Nhật Bản. Mới đây, một số đối tác còn đặt vấn đề đưa sản phẩm của công ty ra nước ngoài. Hiện gần 400 lao động với thu nhập từ 8 - 12 triệu đồng/tháng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo