xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công tác kiểm tra như "ngọn đèn pha"

ThS Nguyễn Vân Hậu

Hơn 70 năm trước, sau khi Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Kiểm tra Trung ương vào ngày 16-10-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài "Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hành ngay", với bút danh X.Y.Z, đăng trên Báo Sự thật số 103 ra ngày 30-11-1948.

Người viết: "Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu 3 điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích".

Bác chỉ rõ: "Mục đích sự tổ chức công tác là động viên toàn thể nhân dân hǎng hái thi hành chính sách đã định. Mục đích lựa chọn cán bộ là dùng nhân tài cần phải hợp lý"; "Muốn biết sự động viên ấy và sự thực hành ấy đã đến mức nào, thì phải có kiểm tra". 

Như vậy, mục đích kiểm tra là giúp cấp ủy Đảng nắm được tình hình thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước như thế nào, để hiểu rõ cán bộ lãnh đạo tổ chức thực hiện ra sao.

Bác cũng nghiêm khắc phê phán cán bộ lãnh đạo ở nhiều nơi chỉ lo hội họp; ra Nghị quyết, chỉ thị mà quên mất công tác kiểm tra; không biết những nghị quyết, chỉ thị đó đã thực hành đến đâu, có khó khǎn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không.

Về phương pháp, cách kiểm tra, Người nhấn mạnh: "Kiểm tra phải có hệ thống, nghĩa là khi đã có nghị quyết thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khǎn, để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để vượt qua mọi sự khó khǎn". 

Đồng thời, "phải đi đến tận nơi", "phải dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê bình, để tỏ rõ hết mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa những khuyết điểm ấy. Như thế, thì cán bộ càng thêm trọng kỷ luật và lòng phụ trách".

Trong vòng 10 năm (1955-1965), dù tuổi cao, công việc bề bộn, Bác đã thực hiện hơn 700 lượt đi kiểm tra cơ sở, thăm hỏi chiến sĩ và đồng bào, để xem xét tình hình, kiểm tra công việc, từ miền núi đến hải đảo. Tính ra, mỗi năm có gần 70 lượt, mỗi tháng có khoảng 6 lần Người xuống cơ sở, gặp gỡ quần chúng.

Nói về người kiểm tra, Bác căn dặn: "Không thể gặp ai cũng phái đi kiểm tra. Người lãnh đạo phải tự mình làm việc kiểm tra, mới đủ kinh nghiệm và oai tín. Nhưng người lãnh đạo cần phải có một nhóm cán bộ nhiều kinh nghiệm và giàu nǎng lực để giúp mình đi kiểm tra. Ai đi kiểm tra việc gì, nơi nào nếu có sơ suất thì người ấy phải chịu trách nhiệm".

Bài báo kết luận: "Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn "pha". Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra"...

Những lời chỉ dạy của Bác đã hơn 70 năm qua nhưng vẫn luôn là kim chỉ nam trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo