xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - danh tướng thời đại Hồ Chí Minh

QUANG NHẬT

Cuộc đời của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là cuộc đời cách mạng với nhiều cống hiến xuất sắc. Đó là di sản tinh thần quý báu của Đảng, quân đội và dân tộc Việt Nam

Ngày 29-12, tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Quốc phòng phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thảo khoa học "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam". Hội thảo nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1.1.1914 - 1.1.2024).

Biểu tượng sáng ngời

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh. Ông sinh ra và lớn lên ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 1934, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương do Đảng phát động và lãnh đạo. Tháng 7-1937, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và là Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên vào năm 1938. Dưới sự lãnh đạo của ông, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Thừa Thiên chống áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến nổ ra mạnh mẽ, làm kẻ thù hoảng sợ.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - khẳng định Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng có uy tín lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta. Ông là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quang cảnh hội thảo Ảnh: NGUYÊN TRANG

Quang cảnh hội thảo Ảnh: NGUYÊN TRANG

Ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, nói Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là biểu tượng sáng ngời của một người nông dân xứ Huế trở thành một nhà lãnh đạo cách mạng, một danh tướng của thời đại Hồ Chí Minh. 

"Không nghi ngờ gì nữa, đồng chí là một "nông dân áo vải" giữa kinh đô Huế, đã đứng lên chống chế độ phong kiến và các thế lực thực dân đế quốc, giành lại độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. 30 năm chiến đấu dưới lá cờ của Đảng, Đại tướng là hình ảnh của giai cấp nông dân từng có mặt trong ngàn năm lịch sử đã bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin để trở thành lực lượng cách mạng tuyệt vời của nước Việt Nam hiện đại" - ông Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh.

Trong báo cáo đề dẫn tại hội thảo, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào vào tháng 8-1945, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trở về Xứ ủy Trung Kỳ lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng. Những cống hiến của Đại tướng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cứ đánh rồi sẽ có cách thắng Mỹ

Nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới, từ giữa năm 1950, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được giao đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Bộ Tổng Tư lệnh, Phó Bí thư Tổng Quân ủy.

Đại tá - TS Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, nhận xét trên cương vị này, Đại tướng đã đúc kết ra 7 nguyên tắc cơ bản về tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, trở thành phương châm hoạt động cho công tác này. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên là Đảng phải nắm chắc quân đội thì mới có quân đội cách mạng. Nguyên tắc thứ hai: quân đội phải là "quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu".

Những năm 1964 - 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam đứng trước những khó khăn, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được điều động vào chiến trường. Tại đây, ông đảm nhiệm cương vị Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Quân ủy Miền, Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam; là đại diện của Bộ Chính trị tại chiến trường, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng miền Nam.

Bác Hồ với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong chuyến công tác miền Trung vào tháng 6-1957 Ảnh: BẢO TÀNG ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH

Bác Hồ với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong chuyến công tác miền Trung vào tháng 6-1957 Ảnh: BẢO TÀNG ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH

Đại tá, PGS-TS Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, cho biết thời điểm này, thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Chúng trực tiếp đưa quân chiến đấu Mỹ với quy mô lớn vào miền Nam, ồ ạt tổ chức phản công, kết hợp với đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Quân ủy Miền quán triệt quyết tâm đánh Mỹ, xây dựng ý chí và lòng tin đánh được Mỹ, quyết tâm đánh thắng những trận đầu. Đại tướng nhấn mạnh: "Trước mắt cứ đánh Mỹ rồi sẽ tìm ra cách thắng Mỹ".

Đầu tháng 8-1965, Đại tướng cùng Ban Thường vụ Trung ương Cục xác định: "Tích cực bao vây, kiềm chế tiêu hao, tiêu diệt quân Mỹ và chư hầu, làm thay đổi lớn và tạo ra bước ngoặt trong so sánh lực lượng giữa ta và địch".

Theo đại tá Hồ Sơn Đài, những thắng lợi từ các trận đánh Mỹ trong 6 tháng cuối năm 1965 đã góp phần cung cấp luận cứ cho Bí thư thứ nhất Lê Duẩn khẳng định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 - khóa III họp trong tháng 12-1965: "Chúng ta đã đi đến kết luận là hoàn toàn có khả năng thắng đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh quy mô như hiện nay hay quy mô lớn hơn nữa với 30 hay 40 vạn quân Mỹ tham gia".

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết khẳng định: "Với khẩu hiệu "Bám thắt lưng địch mà đánh", "Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt" và chủ trương xây dựng các "vành đai diệt Mỹ", Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã góp phần hoàn thiện đường lối chiến tranh nhân dân. Qua đó cung cấp cơ sở khoa học để Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm chiến lược mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. 

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để lại tài sản quý giá

Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam. Phẩm chất, tài năng, những hoạt động cách mạng sôi nổi của Đại tướng đã để lại cho cách mạng Việt Nam một tài sản vô cùng quý báu cả về lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo phong trào cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội cách mạng, phát triển đường lối và nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo