xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Trái ngọt" từ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Long An

TÂM QUÂN

(NLĐO) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An vừa có báo cáo kết quả thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 9 tháng đầu năm 2023.

Theo đó, đối với phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, toàn tỉnh có 397.192/406.980 hộ được công nhận gia đình văn hóa (đạt 97,59%), trong 9 tháng đầu năm có 405.349/406980 hộ gia đình đăng ký thực hiện gia đình văn hóa (đạt 99,59%).

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Các địa phương chỉ đạo hướng dẫn thực hiện bình xét gia đình văn hóa đúng quy trình, công khai, dân chủ, đảm bảo 3 tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã góp phần phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình; nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh nơi công cộng; thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tích cực phòng chống bạo lực gia đình; đoàn kết xóm làng, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất hoặc lúc gặp khó khăn, hoạn nạn…

Trái ngọt từ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Long An - Ảnh 1.

Nông thôn mới góp phần kéo đời sống người dân nông thôn gần bằng với thành thị. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Các nội dung, tiêu chuẩn công nhận "Gia đình văn hóa" đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Xây dựng "Gia đình văn hóa" là phong trào có ý nghĩa văn hóa xã hội sâu sắc, thực sự là tổ ấm của các thành viên gia đình, là tế bào lành mạnh, nền tảng vững chắc của xã hội, là yếu tố quan trọng để xây dựng ấp, khu phố văn hóa; phường, thị trấn văn minh đô thị.

Đối với phong trào xây dựng "Ấp, khu phố văn hóa"; "Phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh", toàn tỉnh có 995/996 ấp, khu phố đạt chuẩn mô hình ấp, khu phố văn hóa (đạt 99,89%); đầu năm 2023, có 995/996 ấp, khu phố đăng ký thực hiện mô hình ấp, khu phố văn hóa (đạt 100%).

Hầu hết các ấp, khu phố văn hóa đều có ban vận động, xây dựng quy ước, quy chế hoạt động gắn với việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; có trạm thông tin, cổng chào và trên 94% ấp, khu phố có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao là nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao, hội họp của người dân.

Phong trào xây dựng ấp, khu phố văn hóa mang lại hiệu quả rõ rệt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế; xây dựng các công trình phúc lợi, công trình văn hóa, giao thông nông thôn với phương châm xã hội hóa; người dân có điều kiện tham gia xây dựng mô hình tự quản xóm ấp, tự hòa giải các mâu thuẫn nội bộ, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh trật tự địa phương.

Bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc

Phong trào đã góp phần xây dựng xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 trở lên; xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm.

Đến nay, toàn tỉnh có 25/27 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Phong trào xây dựng mô hình xã văn hóa gắn với xây dựng xã nông thôn mới góp phần làm chuyển biến tích cực đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là vùng nông thôn được nâng lên rõ rệt; văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn.

Phong trào học tập, lao động, sáng tạo trong nhân dân ngày càng phát triển. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn thường xuyên mở các lớp hướng nghiệp, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, truyền đạt những kinh nghiệm mới trong chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh cho người dân, tạo sự chuyển biến tích cực bộ mặt nông thôn.

Trong năm qua, các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động phối hợp tổ chức xây dựng một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường có hiệu quả như: Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang hoa màu; mô hình thu gom, tập trung bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật để xử lý, trục vớt lục bình trên kênh mương nội đồng để khai thông dòng chảy, làm sạch nguồn nước, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp…

Trái ngọt từ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Long An - Ảnh 3.

Tuyến “Đường cờ Tổ quốc” tại huyện Cần Đước. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Các thành viên trong mỗi gia đình văn hóa đều nêu cao ý thức trong việc học, học thường xuyên, học suốt đời, nên sự gắn kết "Gia đình học tập" với "Gia đình văn hóa" góp phần rất lớn trong phong trào xây dựng xã hội học tập. Nổi bật là hầu hết các địa phương trong tỉnh đã tích cực phát động phong trào xã hội học tập sâu rộng trong nhân dân và đạt kết quả khá tốt.

Qua việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đã xuất hiện nhiều tấm gương người tốt việc tốt trong các phong trào: Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, gương người con hiếu thảo, vượt khó học giỏi, tuổi trẻ sống đẹp, quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, tương thân tương ái, bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc, uống nước nhớ nguồn, giảm nghèo, đóng góp xây dựng quỹ khuyến học, các công trình phúc lợi xã hội, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết ở địa phương…

Những hạn chế

Theo ông Nguyễn Thành Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Một số ít Ban Chỉ đạo cấp huyện và cơ sở tuy đã được củng cố, kiện toàn nhưng chưa duy trì họp định kỳ, có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhưng chưa theo dõi sâu sát; thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, có lúc buông lỏng khi đã được công nhận danh hiệu văn hóa.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện phong trào có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và thiếu đồng bộ.

Một số địa phương sau khi được công nhận có biểu hiện thỏa mãn, buông lỏng kiểm tra thường xuyên các tiêu chí, chưa tập trung nâng chất nhất là quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy.

Các danh hiệu văn hóa có nơi xét, công nhận chưa thực chất, chưa đảm bảo theo quy định, nhất là danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa". Nhà Văn hóa ấp, khu phố đa số không đạt chuẩn theo quy định, vệ sinh môi trường xung quanh yếu kém, chủ yếu xây dựng cho đạt tiêu chí.

Một số địa phương chưa quan tâm phân bổ nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở chưa huy động được sự tham gia của người dân…



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo