xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khách trọ chung nhà

Vũ Lương

Có những cặp vợ chồng dù ngày cùng ăn cơm, tối chung giường nhưng trong lòng xa cách, tạm bợ, chẳng biết gì về nhau

Anh L.N.K (49 tuổi) là bác sĩ một bệnh viện lớn, chị P.T.M (44 tuổi, cùng ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) làm nhân viên ngân hàng, họ có hai con ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, ai nhìn vào cũng ghen tị.

Chồng hờ hững, có cũng như không

Nhưng "có trong chăn" mới biết sự thật không phải như vậy. Ngày 2 con chuyển vào ở ký túc xá đại học, vợ chồng anh chị cũng bắt đầu mạnh ai nấy sống.

"Hai năm nay, anh thường ở bệnh viện, rất ít khi về nhà. Chúng tôi ráng giữ mối quan hệ vợ chồng như vậy cho đến lúc các con lập gia đình" - chị M. tâm sự.

Theo chị M., anh K. là người có phần gia trưởng, kỹ tính nhưng hiền lành, chu đáo, thương vợ con. Chín năm trước, anh K. có mối quan hệ bên ngoài, từ lần đó, tình cảm vợ chồng phai nhạt dần. "Hai vợ chồng như khách trọ chung nhà, rất ít nói chuyện với nhau. Tôi vẫn nấu cơm, anh đói thì tự ăn. Buổi tối, mỗi người ôm điện thoại để khỏi phiền nhau. Nhiều lúc tôi cũng chẳng muốn về nhà" - chị M. nói.

Khách trọ chung nhà - Ảnh 1.

Vợ chồng chị N.Q.N.N (32 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) làm chung công ty nhưng chạm mặt cũng như người xa lạ. Sau giờ làm, anh đi nhậu cùng bạn bè, tối nào về sớm, anh xem tivi, điện thoại, không để ý gì chuyện trong ngoài.

"Mỗi tháng, anh đưa ít tiền cho vợ, coi như xong trách nhiệm. Con đau ốm, nói anh chở đi bệnh viện, anh viện cớ mệt. Lúc tôi bệnh, nhờ anh nấu cơm, tắm cho con, anh lẳng lặng xách xe ra ngoài ăn. Chưa khi nào anh đưa vợ con ra ngoài đi chơi đây đó cuối tuần... Riết rồi tôi chẳng còn thiết tha gì chồng, anh đi đâu, làm gì, bao giờ về…, tôi không còn quan tâm, chỉ sống vì con. Chồng hờ hững, có cũng như không, tôi từng nghĩ đến ly hôn nhưng thương con nên ráng chịu đựng…" - chị N. chia sẻ.

Cùng cảnh ngộ, chị P.T.N.T (35 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) ví chồng như "cây kiểng, chưng cho vui". Một mình chị lo toan tất cả - từ buôn bán, đưa rước con đi học đến nấu ăn, giặt giũ… Chị T. kể: "Tan làm, anh đi chơi thể thao đến tối mới về nhà, có hôm nhậu đến nửa đêm mới về. Con học gì, học ở đâu, có buồn vui gì ở trường, anh cũng không biết. Ngày mới cưới, tôi còn góp ý, trách móc nhưng anh nghe xong bỏ đó, không chịu thay đổi. Có kêu ca hay phàn nàn cũng chẳng nhận được gì. Cảm giác nhà không còn là tổ ấm, như người dưng ở trọ cùng khiến tôi mệt mỏi".

Giải quyết vấn đề với tâm thế xây dựng

Theo chuyên gia tâm lý Trần Trung Kiên, trong hôn nhân, phụ nữ cảm thấy cô độc, ngột ngạt trong tổ ấm của mình không phải là chuyện lạ. Có những cặp vợ chồng ngày ăn cơm, tối chung giường đến sáng nhưng trong lòng xa cách, tạm bợ, chẳng biết gì về nhau. Trường hợp tệ nhất là kết hôn với người không tôn trọng cảm xúc của người bạn đời khiến người còn lại bị ức chế, dè chừng, không thể bày tỏ, giãi bày.

"Kết hôn có thể khiến người trong cuộc có cảm giác bình yên hơn nhưng cũng dễ đẩy cảm xúc vào vực thẳm. Hôn nhân không thể bền chặt khi một người cố gìn giữ, vun vén, còn người kia thờ ơ. Vợ chồng là để hiểu, để thương, muốn vậy, phải đặt mình vào vị trí người bạn đời, thương vợ/chồng như thương mình" - ông Trần Trung Kiên nói.

Chia sẻ thêm, ông Kiên nói nhà không thể là tổ ấm nếu không khí mãi lạnh lẽo và u ám. Vợ chồng cần bỏ cái tôi, thẳng thắn, chia sẻ vấn đề của nhau. Sống với một người ích kỷ, thiếu trách nhiệm, nếu không muốn đổ vỡ thì hãy bắt đầu bằng việc thay đổi tư duy, nên suy nghĩ theo cách tích cực nhất. Đừng lãng phí thời gian bằng việc làm mọi cách để họ thừa nhận sai, cũng tránh tuyệt đối việc chỉ trích họ. Hãy nêu những đầu việc rõ ràng và thỏa thuận giao hẳn cho chồng thực hiện. Có thể những gì họ làm cho gia đình không nhiều nhưng hãy nhìn nhận mọi chuyện theo chiều hướng tích cực thì sẽ thấy mình đỡ khổ.

Chuyên gia tâm lý Mai Thanh Thủy, Trung tâm Tham vấn tâm lý The Sight, cũng cho rằng có phụ nữ đêm nằm cạnh chồng mà vẫn cảm thấy cô độc, gần về vật lý nhưng trong lòng lại xa cách muôn trùng.

"Hãy hiểu rằng tự vượt qua nỗi buồn hoặc cho phép bản thân giận dữ sẽ không giải quyết được vấn đề. Nếu chồng có những hành động, lối sống, cách nghĩ làm mình khó chịu, hãy góp ý với giọng điệu nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Tiếp cận và giải quyết vấn đề với tâm thế xây dựng, không phải chán nản, bất chấp hoặc buông xuôi thì theo thời gian, mọi thứ có thể thay đổi theo hướng tích cực" - bà Mai Thanh Thủy nhắn nhủ.

Ngoài ra, bà Mai Thanh Thủy lưu ý phụ nữ đừng vội đổ lỗi cho hôn nhân hoặc im lặng chịu đựng, cần dành thời gian tìm xem đâu là nguyên nhân biến cuộc hôn nhân từ màu hồng sang màu xám. Nếu do bạn suy nghĩ tiêu cực, hãy thay đổi tư duy - nhìn sự vật, con người, hiện tượng theo hướng tích cực. Nếu không còn niềm tin vào người bạn đời, quá cô đơn trong hôn nhân thì hãy mạnh mẽ tiến về phía trước - làm những điều cần thiết, đừng ép mình và người bạn đời phải chịu đựng nhau. 

Hiếm có cuộc hôn nhân nào là viên mãn và hoàn hảo. Để có thể đi cùng nhau dài lâu, hãy quan tâm, yêu thương, bao dung hơn với người bạn đời của mình.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo