xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử phạt vi phạm tuyển sinh sao cho thuyết phục?

Bài và ảnh: Huy Lân

Quy định về xử phạt vi phạm trong tuyển sinh đã được quy định rõ nhưng các trường ĐH cho rằng cơ quan chức năng khi ra quyết định phạt cần xem xét nhiều yếu tố

Sau gần 2 năm áp dụng Nghị định 127 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (1-1-2022), có gần 100 trong khoảng 300 trường ĐH bị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ra quyết định xử phạt ở nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì bị phạt tiền, nặng hơn là truất quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Số lượng cơ sở giáo dục vi phạm lớn đặt ra câu hỏi liệu những quy định về xử phạt có bất cập?

Liên tục xử lý vi phạm tuyển sinh

Tháng 8 vừa qua, Bộ GD- ĐT đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với Trường ĐH Cần Thơ sau khi tiến hành thanh tra trường từ tháng 4 đến tháng 6-2023. Quyết định xử phạt thanh tra chỉ ra từ tháng 1-2022 đến tháng 4-2023 trường để xảy ra những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện chính sách pháp luật và tự chủ về tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế và đầu tư nước ngoài.

Xử phạt vi phạm tuyển sinh sao cho thuyết phục? - Ảnh 1.

Thí sinh trúng tuyển nhập học vào Trường ĐH Công nghiệp TP HCM

Đối với tuyển sinh ĐH chính quy năm 2022 của Trường ĐH Cần Thơ, bộ cho biết trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với văn bản giao chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT. Cụ thể, trường tuyển 16/15 chỉ tiêu ngành sư phạm hóa học, vượt 1 người, tương ứng 6,6% so với chỉ tiêu được giao; tuyển 18/15 chỉ tiêu ngành sư phạm lịch sử, vượt 3 người, tương ứng 20% so với chỉ tiêu được giao. Tuyển sinh liên thông, đào tạo từ xa cũng có những vi phạm được Bộ GD-ĐT chỉ ra.

Trước đó, hàng loạt trường ĐH đã bị Bộ GD-ĐT xử phạt, trong đó 2 trường bị tước quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm là Trường ĐH Sư phạm thuộc ĐH Đà Nẵng (từ ngày 2-4-2023 đến 2-4-2028) và Trường ĐH Nông Lâm TP HCM (30-3-2023 đến 30-3-2028) do tuyển sinh vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Với những trường bị tước quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh việc tuyển sinh vẫn được tiến hành trong thời gian bị tạm dừng tự xác định chỉ tiêu trên cơ sở đã trừ chỉ tiêu tuyển vượt. Bên cạnh đó, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của trường phải thực hiện theo đúng các điều kiện bảo đảm chất lượng quy định và được Bộ GD-ĐT xem xét phê duyệt.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 tổ chức tại TP HCM mới đây, thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết năm 2021, thanh tra bộ ra 28 quyết định xử phạt vi phạm hành chính; năm 2022 đến tháng 9-2023 ra 94 quyết định xử phạt. Các vi phạm chủ yếu liên quan đến công tác tuyển sinh, mở ngành đào tạo, duy trì các điều kiện đã được mở ngành.

Mất cơ hội người học, lãng phí tài nguyên

TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho rằng sau một năm áp dụng Nghị định 127, số trường bị xử phạt chiếm 1/3, nên cần xem xét lại các định mức, quy định, chính sách của nghị định.

Nghị định 127 quy định tuyển vượt 3% sẽ bị phạt (lẽ ra khoảng 10%), theo TS Lý khi đã phạt thì liên lụy đến rất nhiều vấn đề khác. Vấn đề đặt ra việc quy định như vậy có tâm phục khẩu phục không khi mà một thời gian ngắn sau khi báo cáo số sinh viên tuyển vượt chỉ còn 1%-2% và sau 4-5 năm sau, tỉ lệ sinh viên ra trường còn lại chỉ khoảng 85%- 90%. Trong khi chỉ tiêu đầu ra mới thực sự đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

TS Trần Đình Lý đề nghị nên chăng có quy định chỉ tiêu bình quân trong trung hạn cho các trường ĐH theo quy mô đào tạo. Có thể năm nay thiếu thì năm sau tuyển bổ sung và ngược lại, vì đó là năng lực đào tạo thực sự của nhà trường.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, cho rằng trong bối cảnh các trường ĐH thực hiện tự chủ thì áp lực tài chính là rất ghê gớm khiến các trường buộc phải tuyển vượt bị phạt còn hơn là tuyển không đủ.

Ngoài ra, các trường xác định gọi bao nhiêu thí sinh trúng tuyển là việc rất khó khăn và cũng không ai có cách thức tuyệt đối vì điều đó không phụ thuộc vào trường.

Ngay kỳ tuyển sinh năm nay có khoảng 20% thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học. Vậy các trường gọi vượt 3% hay 20% để chống ảo... Với những trường muốn an toàn không bị phạt thì tuyển không đủ chỉ tiêu, việc này làm mất đi cơ hội của người học và lãng phí tài nguyên (đội ngũ, đầu tư), việc lãng phí này suy cho cùng lại đổ vào đầu người học.

"Việc xử phạt bằng cách truất quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh của trường vi phạm không phải là cách làm hay, nó chỉ làm cho xã hội xấu đi" - TS Lê Trường Tùng nói. 

Giáo dục nghề nghiệp thoáng hơn

TS Lê Trường Tùng cho biết cùng áp dụng nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nhưng với các trường CĐ, trung cấp thuộc quản lý của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thì khi các trường tuyển vượt từ 11% trở lên mới phạt nhưng với khối trường do Bộ GD-ĐT quản lý là ngoài 3%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo