xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kế hoạch lớn cho nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

TÂM NHƯ - TÂM QUÂN

(NLĐO) - Đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong các chương trình vượt khó, thoát nghèo, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm, mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người nghèo.

Sóc Trăng: Phát triển nguồn lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 1.

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, đồng bào DTTS chiếm 35,44% dân số

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, đồng bào DTTS chiếm 35,44% dân số (dân tộc Khmer chiếm 30,19%; dân tộc Hoa chiếm 5,22%; còn lại 25 dân tộc khác chiếm 0,036%).

Thoát nghèo, vươn lên khấm khá

Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, Sóc Trăng xác định chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện, nhanh và bền vững của địa phương.

Trong đó, chất lượng nguồn lao động đóng vai trò quyết định đối với quá trình lao động sản xuất, kinh doanh của mỗi địa phương, nhất là ở những nơi có đông đồng bào DTTS, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng, từ nay đến năm 2030, tỉnh tiếp tục thực hiện một số giải pháp chủ yếu triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11-7-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó, khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 11-7-2023 của HĐND tỉnh Sóc Trăng về quy định chính sách hỗ trợ vốn vay đối với người lao động tỉnh Sóc Trăng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và học sinh, sinh viên tham gia chương trình du học sinh vừa học, vừa làm từ ngân sách tỉnh.

Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội chính là sự tiếp sức, giúp nhiều lao động giảm bớt gánh nặng tài chính để có thể có cơ hội đi làm việc ngoài nước.

Những năm trước đây, gia đình bà Thạch Thị Cal là hộ nghèo tại khóm 4, phường 5 (TP Sóc Trăng), cuộc sống rất khó khăn. Gia đình bà nong muốn cho con trai có cơ hội ra nước ngoài làm việc để thay đổi cuộc sống.

Nhờ có chương trình hỗ trợ vay vốn, gia đình bà đã có thể tiếp cận vốn vay 50 triệu đồng để có chi phí cho con trai tham gia chương trình du học sinh vừa học, vừa làm tại Đài Loan (Trung Quốc). Trong 3 năm qua, từ số tiền tích lũy, con trai bà Cal đã gởi về gia đình trả gần hết số nợ ngân hàng.

"Rất may mắn nhờ có chính sách hỗ trợ của nhà nước nên con tôi mới có cơ hội đi làm việc nước ngoài. Nếu không thì với hoàn cảnh khó khăn của gia đình, sẽ không bao giờ thay đổi được cuộc sống. Hiện tại, tháng nào con tôi cũng gởi tiền về phụ giúp gia đình, giúp chúng tôi có kinh tế khấm khá hơn trước" - bà Cal nói.

Cùng cảnh ngộ như gia đình bà Cal, trước đây, cuộc sống gia đình của bà Trầm Thị Bé Tám (ngụ khóm 7, phường 8, TP Sóc Trăng) cũng rất khó khăn.

Thông qua sự tuyên truyền của chính quyền, con trai bà là Trương Công Trí biết tới chương trình vay vốn để xuất khẩu lao động.

Năm 2020, Trí bàn với gia đình mạnh dạn làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản. Sau khi làm hồ sơ, thủ tục xong, gia đình bà được Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng để làm thủ tục xuất cảnh.

Sau 3 năm lao động, nhờ tiền con trai gửi về mà gia đình bà Tám không những đã trả gần hết nợ cho ngân hàng mà kinh tế gia đình còn vươn lên khấm khá tại địa phương.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bà Nguyễn Thị Thủy Tiên, Phó Chủ tịch UBND phường 8, cho biết chính sách cho người lao động vay vốn là hết sức thiết thực đối với người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động nên trong thời gian qua, từ nguồn vốn này mà người dân được lao động ở nước ngoài, tạo được thu nhập, gửi tiền tiết kiệm về cho gia đình.

Từ đó, đời sống của bà con được cải thiện. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục rà soát các đối tượng đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao động để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với nguồn vốn này để tham gia xuất khẩu lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Hoàng Vũ, Trưởng phòng Việc làm, Tiền lương, An toàn lao động - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, thông tin: "Nhìn chung, đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều có việc làm ổn định, thu nhập khá, giúp các hộ gia đình thoát nghèo và trở nên khấm khá".

Sóc Trăng: Phát triển nguồn lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 3.

Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có 557 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong ảnh là lễ xuất cảnh đưa sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng và thanh niên tỉnh Sóc Trăng sang Nhật Bản học tập và làm việc

Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có 557 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổng nguồn vốn được phân bổ cho từng chính sách là 31,3 tỉ đồng.

Đối với chương trình du học sinh vừa học, vừa làm tại Đài Loan (Trung Quốc) đã có 134 học sinh tham gia chương trình, 72 trường hợp được hỗ trợ vay vốn với số tiền hơn 3,4 tỷ đồng.

Chính sách đã tạo điều kiện cho người lao động, nhất là lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đi làm việc ở các nước có thu nhập cao để ổn định cuộc sống. Chính sách này cũng tạo điều kiện cho những học sinh được tham gia chương trình du học theo hình thức vừa học vừa làm.

Nhằm tiếp sức cho người lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS, HĐND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ vốn vay đối với người lao động tỉnh Sóc Trăng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và học sinh, sinh viên tham gia chương trình du học sinh vừa học, vừa làm từ ngân sách tỉnh.

Đối tượng áp dụng là người lao động dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình thuộc đối tượng khác có đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đăng ký làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

Mức hỗ trợ vốn vay từ ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cao nhất là 100-200 triệu đồng.

Đối tượng là học sinh, sinh viên có đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đăng ký tham gia chương trình du học sinh vừa học vừa làm có mức hỗ trợ vốn vay từ ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cao nhất là 200 triệu đồng. Thời hạn cho vay tối đa 72 tháng.

Theo bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND là cơ sở quan trọng để thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực và giảm nghèo bền vững.

Sóc Trăng: Phát triển nguồn lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 4.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, phát biểu tại lễ xuất cảnh đưa sinh viên, thanh niên tỉnh sang Nhật Bản học tập và làm việc

"Chúng tôi kỳ vọng các chính sách đã và đang được triển khai hiệu quả trên địa trong thời gian qua, cùng với nghị quyết sẽ tiếp tục là đòn bẩy mở ra cơ hội mới cho nhiều lao động được tiếp cận vốn vay, có việc làm và nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh" – bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc kỳ vọng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo