xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khung pháp lý về liêm chính

GS-TSKH Nguyễn Đình Đức (Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội)

Tháng 3-1947, Bác Hồ đã đề cập tới "cần, kiệm, liêm, chính" trong tác phẩm "Đời sống mới".

 Trên Báo Cứu quốc năm 1949 Bác Hồ nhấn mạnh: "Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông/ Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/ Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính/ Thiếu một mùa thì không thành trời/ Thiếu một phương thì không thành đất/ Thiếu một đức thì không thành người".

Cần, kiệm, liêm, chính là cốt lõi của văn hóa, là cốt lõi của đạo đức. Nếu như không giữ được cần, kiệm, liêm, chính thì đất nước của chúng ta không trường tồn, không phát triển được.

Do đó, việc bàn chuyện liêm chính trong khoa học là rất đúng và rất phù hợp. Năm 2017, ĐHQG Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 2383 về thực hiện việc trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học tại ĐHQG Hà Nội. 

Trong đó, đề cập đến một số trường hợp được coi là "đạo văn" như: "Trích dẫn phù hợp nhưng sử dụng nội dung trích dẫn chiếm chủ đạo (trên 25% tính theo từng bài viết, chương, mục của sách chuyên khảo, luận văn, luận án…) so với kết quả nghiên cứu và bàn luận, lý giải của tác giả", hay "Tự đạo văn (dùng toàn văn 30% nội dung trở nên của một bài viết/công trình khoa học đã công bố của chính mình) để tái đăng tải/công bố ở các tổ chức xuất bản khác nhau".

Tuy nhiên, hướng dẫn này so với khái niệm liêm chính vẫn có rất nhiều vấn đề. Bởi trên thực tế có khi chỉ "đạo văn" một câu thôi đã là ý tưởng gợi ý cả một vấn đề khoa học, đã gợi mở cho rất nhiều vấn đề. 

Vì thế, quy định về liêm chính là rất cần thiết, đặc biệt, cần bàn luận để đưa ra một khung về liêm chính trong học thuật, liêm chính trong nghiên cứu khoa học. Khung này sẽ được hoàn thiện dần dần, không nhất thiết là một văn bản "cầu toàn" nhưng là văn bản quy định rất cần thiết.

Một điều quan trọng là đấu tranh để giữ gìn liêm chính nhưng phải hướng tới sự lành mạnh. Bên cạnh quy định thế nào là liêm chính, chúng ta phải mạnh dạn khẳng định sự lành mạnh, vì mục đích khoa học, nếu không nhiều người sẽ lạm dụng sự liêm chính đó để hạ bệ nhau, làm tổn thương các nhà khoa học. Đây là việc đã xảy ra nhiều trên thực tế, kể không hết những trường hợp như vậy.

Để có liêm chính khoa học, bản thân mỗi người phải ý thức được sự liêm chính trong đạo đức, trong hành vi của mình, liêm chính phải hướng đến sự trong sáng. Liêm chính phải là sự rèn luyện, tu dưỡng mà có. Liêm chính cũng là sự trưởng thành, không thể "một sớm một chiều" mà một người có thể trở thành đúng nghĩa, tròn trịa "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư".

Hiện nay một số cơ sở giáo dục đã đưa ra quy định về việc trích dẫn, chẳng hạn nếu tự trích trên 30% hoặc trích dẫn của người khác trên 20% là vi phạm. Tuy nhiên, thực tế khi sử dụng phần mềm quét trùng lặp của Việt Nam có thể chỉ ra 20% nhưng khi đưa vào phần mềm nước ngoài lại lên tới hơn 60%.

Vì thế, muốn liêm chính, cần có công cụ để kiểm tra, nhất là trong thời đại công nghệ, trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ, cơ sở dữ liệu lớn như hiện nay. Nếu không sẽ khó có thể kiểm soát được vấn đề. 

Văn hóa chống đạo văn đã được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện ngay trong những năm phổ thông, qua việc viết bài luận rất nghiêm túc. Các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chỉ đạo về vấn đề này. Xuân Hoa ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo