xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Công Thương: Ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, định giá gạo bất hợp lý

Minh Chiến

(NLĐO)- Bộ Công Thương vừa yêu cầu các đơn vị thuộc bộ triển khai nhiều giải pháp để bình ổn thị trường gạo trong nước trong giai đoạn hiện nay

Ngày 15-8, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Chỉ thị được Bộ Công Thương ban hành trong bối cảnh tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường, đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Bộ Công Thương: Ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, định giá gạo bất hợp lý - Ảnh 1.

Bộ Công Thương vừa ban hành Chị thị về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay

Trước bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) chỉ đạo lực lượng QLTT tại địa phương theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo.

Cục Xuất nhập khẩu được yêu cầu theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới, tình hình sản xuất lúa gạo, diễn biến cung cầu, giá cả thị trường thóc, gạo nội địa; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để nắm bắt thông tin, hỗ trợ hướng dẫn, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, kịp thời cập nhật tình hình xuất khẩu gạo và hỗ trợ thương nhân xử lý vướng mắc trong trường hợp cần thiết.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Cục Xúc tiến thương mại bố trí kinh phí cho các chương trình xúc tiến thương mại gạo trong Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại hàng năm nhằm đa dạng hóa, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.

Vụ Chính sách thương mại đa biên trong quá trình đàm phán tại các diễn đàn song phương, đa phương, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu và các Vụ Thị trường ngoài nước đàm phán về mở cửa thị trường và các biện pháp phi thuế quan đối với mặt hàng gạo để gỡ bỏ các rào cản, tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường trong nước phối hợp với các đơn vị liên quan có phương án chuẩn bị nguồn cung, đảm bảo chất lượng và cân đối cung cầu mặt hàng gạo tại thị trường trong nước, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, góp phần bình ổn giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tại Chỉ thị, Bộ Công Thương yêu cầu Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường công tác thông tin diễn biến tình hình thị trường gạo thế giới đến các hội viên xuất khẩu và các địa phương liên quan, bảo đảm các thông tin chính xác, kịp thời, góp phần tạo cơ sở định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của thương nhân và của người sản xuất.

Đối với các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

Chủ động theo dõi sát tình hình thương mại gạo thế giới, động thái của các nước xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ của các nước nhập khẩu, trao đổi cùng hiệp hội để xây dựng phương án tổ chức sản xuất, giao dịch, đàm phán đảm bảo hiệu quả xuất khẩu. Tích cực tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn sở tại, góp phần bình ổn giá thóc, gạo nội địa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Bộ Công Thương nhấn mạnh các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần xây dựng kế hoạch cụ thể từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nắm bắt, khai thác thông tin thị trường, đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo