xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năm 2024, triển khai ứng dụng xác thực sinh trắc học toàn phần đối với khách đi máy bay

Dương Ngọc

(NLĐO)- Quy trình nhận diện hành khách đi máy bay bằng xác thực sinh trắc học cần tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải chấp thuận phương án đề xuất của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về triển khai phương án kỹ thuật ứng dụng xác thực sinh trắc học và ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử đối với hành khách khi làm thủ tục đi máy bay.

Năm 2024, triển khai ứng dụng xác thực sinh trắc học toàn phần đối với khách đi máy bay- Ảnh 1.

Hành khách sử dụng VNEID tại cửa kiểm soát an ninh sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Phan Công

Theo đó, Cục Hàng không báo cáo và đề nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận phương án đề xuất của ACV về quy trình nhận diện hành khách bằng xác thực sinh trắc học; phương án kỹ thuật áp dụng triển khai và kế hoạch đầu tư, mua sắm thiết bị hệ thống.

Để thực hiện các bước xác thực hành khách đi máy bay toàn trình, hành khách cần có thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip, mã đặt chỗ PNR và đồng ý chia sẻ thông tin dữ liệu cá nhân và nhận diện khuôn mặt.

Tại điểm chạm thứ nhất, quầy làm thủ tục cần có trang bị thiết bị đọc CCCD gắn chíp, thiết bị nhận diện khuôn mặt. Tại điểm chạm thứ hai là khu vực kiểm soát an ninh cần trang bị thiết bị Automated Boarding Area Access Gate (ABAAG) và điểm chạm thứ ba là khu vực kiểm tra hành khách lên máy bay cần trang bị thiết bị Automated Self Boarding Gate (ASBG) đã tích hợp sinh trắc học.

Quy trình nhận diện hành khách bằng xác thực sinh trắc học cần tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Năm 2024, triển khai ứng dụng xác thực sinh trắc học toàn phần đối với khách đi máy bay- Ảnh 2.

Hành khách sử dụng ứng dụng sinh trắc học khi làm thủ tục tại cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

3 sân bay đi đầu trong công nghệ xác thực sinh trắc học

Trong quý I năm 2024, ACV cố gắng triển khai hoàn thành việc đầu tư, trang thiết bị, giải pháp phần mềm ứng dụng CCCD gắn chip và công nghệ xác thực sinh trắc học toàn trình tại Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, Cát Bi và Cảng hàng không Điện Biên.

Đối với các cảng hàng không còn lại sẽ được ACV triển khai nhân rộng dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả thực tế đã triển khai tại 3 cảng hàng không trên, đồng thời nền tảng định danh điện tử Bộ Công an có thể kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống làm thủ tục hàng không của ACV.

Đối với các chuyến bay quốc tế, ACV tiếp tục nghiên cứu, phối hợp làm việc với các đơn vị có liên quan để phấn đấu triển khai thí điểm trong năm 2024.

Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác thí điểm triển khai ứng dụng xác thực sinh trắc học và ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điển tử đối với hành khách khi làm thủ tục đi máy bay, Cục Hàng không đã thống nhất định hướng chấp thuận công nghệ nhận diện khuôn mặt hoặc vân tay. Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị, phần mềm các thực sinh trắc học kết hợp xác thực ứng dụng định danh điện tử (VNeID) theo hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội Bộ Công an.

Đồng thời, Cục Hàng không giao ACV triển khai các công việc đầu tư, mua sắm thiết bị phần mềm và thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định để triển khai chính thức ứng dụng sinh trắc học toàn trình và ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử đối với hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo