xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người phụ nữ có 2 bàng quang

D.Thu

(NLĐO) - Ngoài nguyên nhân bẩm sinh thì tình trạng có 2 bàng quang ở người lớn thường do tắc nghẽn đường tiểu, mắc bệnh lý hoặc chấn thương bàng quang

Nữ bệnh nhân 74 tuổi đến khám tại Bệnh viện E (Hà Nội) với biểu hiện viêm đường hô hấp trên (sốt cao, ho đờm, đau họng…). Ngoài kết quả bị viêm phế quản phổi, người bệnh còn mắc bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu với tình trạng có 2 bàng quang.

Người phụ nữ có 2 bàng quang- Ảnh 1.

Bác sĩ khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Thế Thịnh, Khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E, cho biết bệnh nhân có 2 bàng quang gồm bàng quang thật và bàng quang giả hay còn gọi là túi thừa bàng quang.

Trước đó, người bệnh nghĩ rằng mình chỉ mắc bệnh tiểu đêm thường gặp ở người già nên không đi khám… Sau khi nhận được kết quả chụp ổ bụng, người bệnh rất bất ngờ khi biết mình có 2 bàng quang.

"Mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Bệnh lý hiếm gặp này khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến ung thư"- bác sĩ Thịnh cảnh báo.

Theo bác sĩ Thịnh, khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh đã có triệu chứng bất thường ở tiết niệu vài năm nay như tình trạng tiểu buốt, tiểu đêm nhiều (3-4 lần), tiểu nhiều lần vào ban ngày.

Túi thừa bàng quang là tình trạng xuất hiện túi phồng bất thường hình thành trên thành bàng quang, được hình thành do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Nguyên nhân bẩm sinh thường do khiếm khuyết trong quá trình hình thành bàng quang của thai nhi.

Người lớn mắc bệnh lý này là do tắc nghẽn đường tiểu (sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, xơ cứng cổ bàng quang, hẹp niệu đạo…), bệnh lý bàng quang thần kinh hay chấn thương bàng quang.

Phần lớn người bệnh mắc túi thừa bàng quang được phát hiện ngẫu nhiên hay qua khám các triệu chứng không đặc hiệu của đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu máu, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu.

Giai đoạn đầu, túi thừa bàng quang thường không có triệu chứng đặc hiệu, tuy nhiên khi thể tích của nó tăng dần, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Theo bác sĩ Thịnh, túi thừa bàng quang giống như quả bom có thể vỡ ra bất cứ lúc nào và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, với trường hợp này, các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi cắt túi thừa bàng quang và trả lại bàng quang khỏe mạnh cho người bệnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo