xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU

Văn Duẩn

Việc gỡ "thẻ vàng" của EC là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản

Chiều 22-4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 32 -CT/TW ngày 10-4-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, chủ trì hội nghị.

Nhiệm vụ quan trọng, cấp bách

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Minh Hoan cho biết từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm. Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC), chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU. Việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thủy sản; xây dựng chuỗi sản xuất thủy sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm... còn hạn chế.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh để đẩy mạnh công tác chống khai thác IUU, bảo đảm phát triển bền vững ngành thủy sản, Chỉ thị 32 của Ban Bí thư tiếp tục yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Theo đó, phải xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU- Ảnh 1.

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát chặt hoạt động đánh bắt trên biển nên thời gian qua, ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp hành tốt quy định về chống khai thác IUU. Ảnh: NGỌC GIANG

Trình bày Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị 32-CT/TW, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác chống khai thác IUU. Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan chống khai thác IUU để xử lý dứt điểm tàu cá "3 không"; nâng cao năng lực thực thi pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU; đặc biệt là hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Các nhiệm vụ tiếp theo là triển khai đồng bộ, quyết liệt về quản lý tàu cá; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế về xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, bảo đảm không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.

Về nhiệm vụ, giải pháp dài hạn phát triển bền vững ngành thủy sản, Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; thực hiện mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản cho ngư dân; nâng cao cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển và hải đảo.

Giữ hình ảnh của quốc gia trên thế giới

Sau khi nghe tham luận của các bộ ngành, địa phương, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai khẳng định việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 32 đã cho thấy quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước trong việc chống khai thác IUU. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Dù đánh giá thời gian qua việc chống khai thác IUU được cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt và đã thu được những kết quả tích cực, tuy nhiên, Thường trực Ban Bí thư cho rằng nếu không nỗ lực sẽ không gỡ bỏ được "thẻ vàng" của EC. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến phát triển thủy sản, cuộc sống của hàng triệu ngư dân, người lao động mà còn ảnh hưởng rất lớn hình ảnh của quốc gia trên thế giới. "Nếu nỗ lực, quyết tâm của Trung ương đến địa phương không đủ mạnh, không đồng bộ thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung. Vì vậy, để vượt qua được thách thức thì pháp luật phải được thực thi nghiêm túc" - bà Trương Thị Mai nói.

Thường trực Ban Bí thư yêu cầu Bộ NN-PTNT, các địa phương và các bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện tốt công tác quản lý và giám sát tàu cá, sản lượng khai thác thủy sản; sản lượng thủy sản; công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác… để hướng đến hoàn thành việc gỡ "thẻ vàng" trong năm 2024.

Để làm được điều này, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thống nhất về nhận thức và hành động, xử lý nghiêm vi phạm để đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống; lựa chọn các kinh nghiệm của các nước để áp dụng vào Việt Nam. Các cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời biểu dương những tổ chức làm tốt Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân chưa làm tốt việc chống khai thác IUU...

"Dù còn nhiều thách thức nhưng nếu chúng ta hành động đầy đủ, thực thi quyết liệt thì sẽ đạt được kết quả. Việc gỡ "thẻ vàng" của EC mới chỉ là bước đầu, về lâu dài phải quan tâm đến vấn đề minh bạch trong khai thác thủy sản, có sinh kế bền vững cho người dân để hướng đến phát triển thủy sản bền vững" - bà Trương Thị Mai lưu ý. 

Xác định trách nhiệm người đứng đầu

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tin tưởng dù còn nhiều thách thức nhưng khi nhận thức đầy đủ, hành động quyết liệt thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu gỡ "thẻ vàng" của EC trong năm nay. Theo bà Trương Thị Mai, cần xác định rõ trách nhiệm các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng, cấp bách này. Trong đó, trách nhiệm đầu tiên là các cơ quan, tổ chức, các địa phương có liên quan, các đội tàu cá, hợp tác xã, ngư dân, người lao động. Bộ NN-PTNT thường xuyên báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Bí thư về những địa phương, đơn vị làm tốt, địa phương chưa làm tốt để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, địa phương.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo