xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sân Hàng Đẫy và nỗi niềm bóng đá thủ đô

Đào Tùng

Cùng có trụ sở tại Hà Nội và nhiều năm chơi bóng tại sân Hàng Đẫy, thế nhưng quy định của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã và đang khiến Hà Nội FC, Công an Hà Nội và Thể Công Viettel có nguy cơ "quay lưng" với nhau bên ngoài đường piste sau những màn thư hùng trên sân cỏ

Có lẽ trên thế giới, hẳn chỉ duy nhất giải đấu hạng cao nhất ở Việt Nam mới có đến 3 đội bóng cùng "sở hữu" một sân bóng và mâu thuẫn nổ ra đến cao trào khi 1 trong 3 đội được yêu cầu dời đi theo quy định của AFC. Một cuộc họp chưa từng có trong lịch sử được tổ chức cách đây gần tuần lễ nhưng chắc chắn sự việc khó được giải quyết ổn thỏa trong một thời gian ngắn.

Ba câu lạc bộ, một sân bóng lịch sử

Dọc theo chiều dài lịch sử, chắc không ai thắc mắc gì về vai trò "chủ nhà" của 2 đội bóng ngành công an và quân đội. Sân Hàng Đẫy chính là một phần lịch sử của 2 cái tên Thể Công - Viettel (với các phiên hiệu cũ lần lượt là Thể Công, CLB Quân Đội) và Công an Hà Nội. Tuy vậy, đó đã là chuyện của quá khứ…

Hai phiên bản mới nhất có tên Công an Hà Nội (CAHN) và Thể Công - Viettel (Thể Công) mới dùng lại sân Hàng Đẫy chưa được bao lâu. CLB Viettel từ hạng dưới trở lại V-League vào năm 2019 và vừa gắn thêm tên Thể Công từ vòng 4 V-League mùa giải 2023-2024. Đội Công an Nhân dân sau khi thăng hạng V-League 2023 đã cấp tốc chuyển đại bản doanh về thủ đô, hoàn tất quá trình chuyển giao và đổi tên thành Công an Hà Nội.

Sân Hàng Đẫy và nỗi niềm bóng đá thủ đô- Ảnh 1.

Mô hình sân Hàng Đẫy được đề xuất cải tạo năm 2018 với kinh phí 6.000 tỉ đồng. (Ảnh: GOAL)

CAHN và Thể Công viện dẫn lý do là tên tuổi của cả hai có truyền thống lâu đời gắn với Hà Nội, với "thánh địa" Hàng Đẫy. Trong khi đó, dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng kể từ khi thành lập năm 2006, Hà Nội FC lại giành được nhiều danh hiệu hơn cả, tức cống hiến nhiều cho bóng đá thủ đô. Gắn với sân Hàng Đẫy gần hai thập niên qua, Hà Nội FC cũng là đội chi mạnh tay nhất cho những lần bảo dưỡng, tu sửa sân.

Những người yêu mến bóng đá thủ đô hẳn vẫn còn nhớ, năm 2018, "ông bầu" Đỗ Quang Hiển của Hà Nội FC đã rất hào hứng với kế hoạch tu sửa sân Hàng Đẫy theo tiêu chuẩn của các sân bóng hàng đầu ở châu Âu với kinh phí đầu tư hàng ngàn tỉ đồng. Một kế hoạch cải tạo đầy tham vọng, theo đó, sân Hàng Đẫy mới được thiết kế 4 tầng hầm làm bãi đỗ xe và 2 tầng nổi là khu vực sân vận động với thiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn FIFA, cùng với nhà thi đấu đa năng, tòa nhà văn phòng và kinh doanh, đáp ứng yêu cầu trở thành tổ hợp thương mại, giải trí và thể thao mới của thủ đô Hà Nội…

Nóng bỏng ở thủ đô

Được khánh thành vào năm 1934, sau chín thập kỷ tồn tại và trải qua nhiều đợt tu sửa, gần nhất là nhân dịp Việt Nam đăng cai SEA Games 2003, sân Hàng Đẫy hiện vẫn phục vụ nhiều trận đấu và giải đấu bóng đá nhưng cũng đã xuống cấp một số hạng mục, trong đó có dàn đèn chiếu sáng, chưa kể tầng hai khán đài B hoàn toàn không thể sử dụng.

Từ tháng 10-2023, theo quy định của AFC, một sân vận động chỉ được phép có nhiều nhất 2 CLB sử dụng chung ở giải vô địch quốc gia để không ảnh hưởng đến chất lượng mặt sân cũng như cách xếp lịch thi đấu của ban tổ chức giải. Không chỉ nhắc nhở sân Hàng Đẫy, AFC còn gửi cảnh báo và dọa cắt suất dự các giải đấu cấp CLB châu Á từ mùa 2024-2025 nếu bóng đá Việt Nam không tuân thủ.

Một cuộc họp 5 bên, gồm đại diện 3 đội bóng, VFF và VPF, được tổ chức nhưng không giải pháp phù hợp nào được đưa ra. Đội bóng nào cũng kiên trì với lập trường muốn được tiếp tục thi đấu tại sân Hàng Đẫy, bất chấp sân đã xuống cấp và nếu AFC kiểm tra không đạt yêu cầu thì cả 3 đội đều chẳng giữ nổi vai trò chủ nhà.

Chưa có phương án rời đi, hay không có sân để chuyển đến, lý giải nào cũng hợp lẽ. Hà Nội FC từng có kế hoạch đại tu sân Hàng Đẫy nhưng lại không có giải pháp xây dựng mới một sân bóng cho riêng mình, có thể do kinh phí xây mới tốn kém gấp nhiều lần. Phương án di dời đến sân Mỹ Đình gần như bất khả thi do chi phí thuê sân quá đắt đỏ, thu từ bán vé không đủ trả tiền thuê, không đủ để các đội mặn mà.

Sân Hà Đông lân cận vừa được tu sửa nâng cấp năm 2022 cũng có thể là một giải pháp, nhưng sân này không đáp ứng các tiêu chí về số lượng ghế trên khán đài, phòng chức năng và nhất không có dàn đèn, khó phục vụ thi đấu quốc tế. Thái Nguyên được cho là đã đề nghị với Hà Nội FC chọn sân bóng tỉnh này làm sân nhà, có lẽ một phần do Tập đoàn T&T cũng đang tài trợ cho đội bóng đá nữ Thái Nguyên. Sân Thái Nguyên có sức chứa 22.000 chỗ ngồi, kinh phí xây dựng hơn 500 tỉ đồng. 

Trên thế giới, việc 2 đội bóng dùng chung sân vận động là chuyện bình thường, chỉ không có chuyện 3 đội một sân như ở Việt Nam. Sân bóng thành phố Milan có tên Giuseppe Meazza nhưng khi Inter Milan thi đấu, họ chỉ sử dụng tên San Siro. Các sân bóng ở Ý thuộc sở hữu của thành phố và đó là lý do cả AC Milan lẫn Inter Milan nhiều lần muốn xây sân riêng.

Stadio Olimpico ở Roma là "ngôi nhà chung" của hai CLB SS Lazio và AS Roma. Sân Marc'Antonio Bentegodi được 2 CLB Hellas Verona và Chievo Verona sử dụng, tương tự là Stadio Luigi Ferraris với 2 đội bóng Genoa và Sampdoria.

Sân Amsterdam Arena (tên mới Johan Cruyff Arena) là sân dùng chung của CLB Ajax Amsterdam và đội tuyển Hà Lan. Tại Anh, Tottenham Hotspur Stadium là sân nhà khi Tottenham đá bóng và được thuê để tổ chức một số trận của Giải bóng bầu dục Mỹ (NFL), tương tự cách sân Wembley được dùng cho tuyển Anh đá bóng và một số trận đấu của NFL.

Sân Hàng Đẫy và nỗi niềm bóng đá thủ đô- Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo