xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đức công bố chiến lược quan trọng, "tỏ thái độ" với Trung Quốc

Bằng Hưng

(NLĐO) - Trung Quốc vừa được coi là “đối tác” vừa được coi là “đối tượng” trong bộ tài liệu Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của Đức.

Reuters mô tả bộ tài liệu dài 76 trang do liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz soạn thảo, được công bố hôm 14-6. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước mình, Đức công bố Chiến lược An ninh quốc gia và xem Trung Quốc "vừa là đối tác vừa là đối tượng".

Theo đó, Đức vẫn xem Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của mình trong chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tài liệu cũng cáo buộc Trung Quốc tìm cách gia tăng quyền lực ở châu Á và sử dụng sức mạnh kinh tế để đạt được các mục tiêu về chính trị.

"Bắc Kinh liên tục hành động đi ngược lại lợi ích của Berlin trong nỗ lực định hình lại trật tự toàn cầu" – Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của Đức nhấn mạnh.

Đức chỉ rõ “đối tượng” và “đối tác” chiến lược - Ảnh 1.

Thủ tướng Olaf Scholz trong buổi công bố Chiến lược An ninh Quốc gia đầu tiên của Đức ở thủ đô Berlin hôm 14-6-2023. Ảnh: REUTERS

Tài liệu còn xác định "Nga hiện tại là mối đe dọa đáng kể nhất ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương", ám chỉ xung đột của Moscow tại nước láng giềng Ukraine.

Xung đột Nga – Ukraine khiến nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc, buộc Berlin phải từ bỏ các chính sách cũ để thay vào đó tái thiết lực lượng vũ trang mạnh mẽ.

Vì thế, Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của Đức còn cam kết chi 2% GDP cho ngân sách quốc phòng.

Phát biểu giới thiệu chiến lược, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết đây là một thay đổi lớn đang được thực hiện trong cách giải quyết chính sách an ninh, chuyển từ chiến lược quân sự đơn thuần sang một khái niệm an ninh tích hợp.

Tài liệu cũng đề cập những mối đe dọa từ biến đổi khí hậu đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Các biện pháp khác trong chiến lược gồm việc giảm lệ thuộc vào các quốc gia khác về hàng hóa và khuyến khích các công ty nắm giữ nguồn dự trữ chiến lược, ám chỉ việc Đức từng phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng của Nga.

Thực tế, việc Đức phụ thuộc vào khí đốt Nga đã khiến nước này không thể ngay lập tức ngừng giao dịch năng lượng với Moscow sau khi xung đột ở Ukraine bùng phát tháng cuối tháng 2 năm ngoái.

Đáng chú ý, Đức công bố tài liệu chiến lược chỉ vài ngày trước khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến thăm Berlin.

Trung Quốc và Nga hiện chưa bình luận về Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của Đức.

Đức chỉ rõ “đối tượng” và “đối tác” chiến lược - Ảnh 3.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chào đón Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào 4-11-2022. Ảnh: FP

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo