xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EU mổ xẻ bất đồng tại hội nghị thượng đỉnh

Xuân Mai

Lãnh đạo từ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thảo luận các vấn đề chính sách đối ngoại tại Hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Brussels - Bỉ từ ngày 29-6 (giờ địa phương).

Cuộc họp kéo dài 2 ngày sẽ bàn về vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine, tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga, mối đe dọa kinh tế từ Trung Quốc và căng thẳng giữa Kosovo và Serbia. Theo trang Euro News, di cư cũng là chủ đề nổi cộm.

Trong khuôn khổ sự kiện, các lãnh đạo EU sẽ thảo luận về đề xuất mới trị giá 50 tỉ euro nhằm hỗ trợ tài chính dài hạn cho Ukraine, gói viện trợ quân sự 500 triệu euro (đang bị Hungary ngăn chặn), tiến trình gia nhập EU của Ukraine và khả năng bảo đảm an ninh dài hạn cho Ukraine.

Trong thư mời gửi các lãnh đạo EU, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel cho rằng khối này sẽ tái khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine lâu nhất có thể, về cả tài chính lẫn quân sự.

Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho biết các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ thảo luận về cuộc nổi dậy ngắn ngủi của tổ chức quân sự tư nhân Wagner ở Nga dù vấn đề này không nằm trong chương trình chính.

EU mổ xẻ bất đồng tại hội nghị thượng đỉnh - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu tại Brussels - Bỉ hôm 29-6 Ảnh: REUTERS

Cũng theo ông Michel, hội nghị thượng đỉnh sẽ là cơ hội để tái khẳng định lập trường thống nhất của khối đối với Trung Quốc.

Ông Grzegorz Stec, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (MERICS) ở Brussels, nói với kênh Al Jazeera rằng các quốc gia EU vẫn bất đồng về chính sách liên quan đến Trung Quốc.

Ông nhận định: "Một số quốc gia xem an ninh kinh tế là vấn đề then chốt trong khi những nước khác cho rằng quan điểm của Trung Quốc đối với chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine mới là nội dung quan trọng".

Trong những năm qua, lập trường của EU đối với Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn vì một số lý do, gồm sự khác biệt trong cách xử lý đại dịch COVID-19, sự trỗi dậy của Trung Quốc về công nghệ và kinh tế...

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại EU Fu Cong cho rằng tuy Bắc Kinh hiểu tham vọng của EU về một chuỗi cung ứng bền vững nhưng khối này không nên đánh đồng an ninh kinh tế với an ninh quốc gia, làm ảnh hưởng đến thương mại tự do. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo