xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trước "đảo chính" vài ngày, tư lệnh Zimbabwe thăm Trung Quốc

Phạm Nghĩa (Theo BBC)

(NLĐO) – Sau khi quân đội Zimbabwe nắm quyền ở thủ đô Harare hồi tuần trước, chuyến đi của Tư lệnh Constantino Chiwenga tới Trung Quốc được lật lại, cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa 2 nước.

Vài ngày trước "cuộc đảo chính quân sự" ở thủ đô Harare, Tư lệnh quân đội Zimbabwe, tướng Constantino Chiwenga đã có chuyến thăm Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo đây là hoạt động "trao đổi quân sự bình thường" giữa 2 bên.

Đã xuất hiện những tin đồn rằng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Zimbabwe nhưng Bắc Kinh tránh đề cập tới việc Tổng thống Robert Mugabe bị ép từ chức.

Trung Quốc hiện đầu tư hàng tỉ USD vào Zimbabwe, từ nông nghiệp cho đến xây dựng. Trung Quốc cũng được xem là đối tác nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Zimbabwe và Harare cần Bắc Kinh nâng đỡ nền kinh tế vốn mỏng manh của mình.

Trước đảo chính vài ngày, tư lệnh Zimbabwe thăm Trung Quốc - Ảnh 1.

Tướng Chiwenga (phải) được các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc chào đón. Ảnh: BBC

Quan hệ giữa Trung Quốc và Zimbabwe rất sâu sắc kể từ cuộc chiến Rhodesian Bush. Năm 1979, ông Mugabe không tìm được sự hỗ trợ của Liên Xô nên quay sang Trung Quốc – nước sau đó cung cấp vũ khí và huấn luyện cho lực lượng Zimbabwe.

Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1980. Năm 1981, ông Mugabe tới thăm Bắc Kinh trên cương vị thủ tướng.

Trong nhiều năm, giới chức Zimbabwe sát cánh cùng Trung Quốc chống lại phương Tây, ủng hộ chiến lược "Hướng Đông" của đất nước, đặc biệt là sau lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) năm 2002.

Cách đây 1 thập kỷ, ông Mugabe nói tại sân vận động thể thao quốc gia ở thủ đô Harare: "Chúng tôi quay mặt về phía Đông - nơi mặt trời mọc và quay lưng về phía Tây - nơi mặt trời lặn".

Trước đảo chính vài ngày, tư lệnh Zimbabwe thăm Trung Quốc - Ảnh 2.

Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe (trái) trong một lần gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THE FINANCIAL GAZETTE

Cam kết quân sự của Trung Quốc cũng mạnh mẽ hơn trong thời kỳ "Hướng Đông" của Zimbabwe. Các thương vụ mua bán máy bay Hongdu JL-8, JF-17 Thunder, thiết bị quân sự, radar và vũ khí gia tăng đáng kể.

Nhưng sau một cuộc tranh cãi về vận chuyển vũ khí năm 2008, Bắc Kinh liệt Harare vào danh sách "giao dịch quân sự ở mức độ giới hạn".

Vì chiến lược "Hướng Đông" không mang lại hiệu quả nên tháng 8-2015, ông Mugabe kêu gọi phương Tây hỗ trợ trong một bài diễn văn trước cả nước.

Giờ đây, Zimbabwe cần cả Trung Quốc và phương Tây, nhất là Vương quốc Anh. Trong khi các nhà ngoại giao Anh có quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, xã hội dân sự và phe đối lập ở Zimbabwe thì Trung Quốc đang tập trung "hỗ trợ kỹ thuật" cho Đảng Mặt trận Yêu nước thống nhất quốc gia châu Phi Zimbabwe (ZANU-PF) cầm quyền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo