xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá đầu vào tăng, xuất khẩu dệt may bất lợi

Trần Đại Dương

THƯƠNG MẠI.- Vì nhập khẩu 80% nguyên phụ liệu nên khi thị trường quốc tế biến động, ngành dệt may trong nước gặp khó khăn, giảm khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu. Dệt may là ngành xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu thô, năm 2002 đạt kim ngạch xuất khẩu 2,71 tỉ USD, còn 2 tháng đầu năm nay đạt 468 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng do lệ thuộc quá nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nên mỗi khi thị trường quốc tế biến động thì ngành dệt may lại gặp bất lợi.

Bông, sợi tăng từ 28% - 47%

Nguyên liệu chính để dệt vải là sợi và bông. Những thứ này trong nước mới đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của các nhà máy dệt. Về bông nguyên liệu, trong vụ vừa qua, Công ty Bông Việt Nam chỉ trồng được 31.500 ha, thu hoạch 15.000 tấn bông xơ, chỉ đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu cả nước. Còn các loại sợi tổng hợp đều phải nhập khẩu 100%. Những loại sợi này phần nhiều có nguồn gốc từ dầu mỏ nên khi tình hình Iraq căng thẳng, giá dầu lên cao nhất trong vòng 10 năm qua, đã kéo giá nhiều loại sợi tổng hợp lên theo. Ông Ngô Đăng Tiến, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Dệt Việt Thắng, cho biết: “Trong tháng 1 vừa qua, sợi tổng hợp PE giá chỉ có 0,8 USD/kg, nay lên đến 1,18 USD/kg, tăng 47%. Mặt hàng bông xơ, giá cũng tăng  từ 1,05 USD/kg lên 1,35 USD/kg, tăng 28%”. Chị Trần Thị Hường, kế toán trưởng Công ty Dệt Thái Tuấn, cho biết: “Nguyên liệu chính dệt gấm là sợi tổng hợp. Do trong nước chưa sản xuất được nên 80% nguyên liệu phải nhập khẩu. So với đầu năm, sợi PE 75 giá đã tăng 30%. Mặc dù giá đầu vào tăng cao nhưng do thị trường tiêu thụ chưa chuyển kịp nên vải làm ra chỉ bán giá nhỉnh hơn trước đây một chút (vì nếu  bán giá cao như đầu vào thì sẽ mất khách), làm cho doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn”.

Giảm lợi thế cạnh tranh

Ông Lê Trung Hải, Tổng Giám đốc Công ty Dệt Phước Long, cho biết thêm: “Các nhà máy dệt phải dùng dầu FO chạy lò hơi để sấy, nhuộm vải. Cuối năm ngoái, loại dầu này giá chỉ có 1.700 đồng/lít, nay đã lên đến 3.400 đồng/lít, tăng 100%. Trung bình mỗi tháng Phước Long sử dụng 300 tấn dầu FO, so với trước, chi phí này tốn thêm 510 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, do xăng, dầu, điện, nước đều lên giá nên chi phí sản xuất, cước vận chuyển nguyên liệu, vật tư đầu vào đều tăng, làm cho giá thành sản phẩm dệt may tăng mạnh. Với giá nguyên liệu đầu vào tăng như hiện nay thì vải làm ra ít nhất cũng tăng giá khoảng 20% so với trước. Vải tăng giá sẽ làm cho giá thành sản phẩm may mặc cũng bị đẩy lên theo”.

Giá nguyên liệu đầu vào trên thị trường quốc tế tăng cao thì giá vải và các sản phẩm may mặc của các nước làm ra cũng tăng mạnh. Nhưng vì ngành may Việt Nam lệ thuộc 80% nguyên phụ liệu nhập khẩu nên sẽ gặp bất lợi hơn so với nhiều nước. Chẳng hạn, Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Bông xơ của họ làm ra dùng trong nước dư thừa, hàng năm còn xuất khẩu số lượng lớn, vì vậy khi thị trường bông thế giới biến động mạnh, sản phẩm dệt may của họ sẽ tăng lợi thế cạnh tranh thêm. Nhiều DN Việt Nam phải nhập sợi tổng hợp từ Indonesia và Đài Loan, vì thế khi giá sợi thị trường quốc tế tăng cao, vải và sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ bất lợi hơn so với sản phẩm cùng loại của những nước này. Để giảm giá thành sản phẩm dệt may, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, các DN trong nước buộc phải tăng năng suất lao động, giảm chi phí và tìm cách tăng tỉ lệ “nội địa hóa” sản phẩm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo