xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ứng phó nhanh

Cao Tuấn

Kết quả xét nghiệm ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy bệnh nhân nghi nhiễm Ebola được phát hiện tại Đà Nẵng âm tính với virus này. Những gì diễn ra ở Đà Nẵng đã cho thấy một tinh thần ứng phó nhanh với trường hợp nghi nhiễm Ebola đầu tiên tại thành phố này.

Bệnh nhân là một thanh niên 26 tuổi, quê Thanh Hóa, nhập cảnh Việt Nam ngày 30-10 từ Guinea trên chuyến bay QR 964 qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Ngay sau khi phát hiện, bệnh nhân đã được cách ly và theo dõi sức khỏe chặt chẽ tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Song song với lấy và gửi mẫu bệnh phẩm đến Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để chẩn đoán xác định, việc xét nghiệm máu sớm của bệnh nhân đã cho kết quả dương tính với ký sinh trùng sốt rét - một bệnh khá phổ biến ở châu Phi.

Rất nhanh sau khi tiếp nhận ca nghi nhiễm này, bộ máy phòng chống dịch Ebola của Đà Nẵng đã chính thức được kích hoạt. Đà Nẵng đã ra thông báo khẩn xác định “trường hợp này phải được xử lý như một bệnh nhân Ebola” (thuộc tình huống 2 trong kịch bản 3 tình huống của Bộ Y tế). Động thái này phù hợp với tinh thần “dù chưa xuất hiện bệnh nhân Ebola nhưng để nâng cao ý thức cảnh giác đối với người dân và nhân viên y tế, Bộ Y tế đã đặt ngành y tế ở tình huống 2”. Các đơn vị y tế của thành phố miền Trung này đã thực hiện nhiều biện pháp theo dõi bệnh nhân cũng như những người tiếp xúc; giám sát, xử lý môi trường, cách ly, điều trị theo đúng quy định...

Sau ca nghi nhiễm Ebola đầu tiên xuất hiện tại TP HCM, đây là ca nghi nhiễm thứ hai ở Việt Nam.

Nhìn ra thế giới, báo chí dẫn lời giới chức y tế New York - Mỹ cho biết tình hình sức khỏe của bác sĩ Craig Spencer, người đầu tiên nhiễm Ebola ở New York, “vẫn đang nguy hiểm nhưng đã ổn định hơn”. Sở Y tế New York trước đó cho biết đã theo dõi tất cả mối liên hệ của Spencer và nói “có rất ít người tiếp xúc trực tiếp với anh ấy, các quy trình đều được tuân thủ”.

Trong những tháng vừa qua, các cơ sở y tế Mỹ đã điều trị cho 9 bệnh nhân nhiễm Ebola và chỉ có bệnh nhân người Liberia là Thomas Eric Duncan tử vong. Rất nhiều bệnh nhân, trong đó có nữ điều dưỡng gốc Việt Nina Phạm, đã được thử nghiệm điều trị huyết thanh - tức được truyền máu từ người chiến thắng virus Ebola.

Trong khi đó, tạp chí Time của Mỹ số mới nhất dẫn lời Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 31-10 cho biết khoảng 5.000 người đã chết vì Ebola ở Tây Phi trong số hơn 13.500 ca nhiễm được khẳng định kể từ đầu mùa dịch. Số liệu mới cũng cho thấy tình hình lây lan virus Ebola đã chậm lại. Tuy nhiên, không dành cơ hội cho sự chủ quan, các giới chức của WHO đã lên tiếng cảnh báo rằng còn nhiều việc phải làm. Riêng ở Việt Nam, việc phát hiện bệnh nhân nghi nhiễm Ebola sau khi người này đã rời sân bay Tân Sơn Nhấtsân bay Đà Nẵng cho thấy công tác giám sát y tế đối với người trở về từ vùng dịch là không hề dễ dàng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo