xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bình Dương rộng lối ra nhà ở xã hội

NGUYỄN THẢO - NGUYỄN TUẤN

Trong khi Đồng Nai nêu hàng loạt khó khăn khiến các dự án nhà ở xã hội bị chậm, thì Bình Dương lại thông tin nhờ chủ động và quyết tâm thực hiện nên bảo đảm kế hoạch đề ra

Theo ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, đến nay, toàn tỉnh đã đưa vào sử dụng 80.000 căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH). Các căn hộ được phân bổ ở những đô thị có mật độ dân cư cao như TP Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và thị xã Bến Cát. "Đến năm 2025 sẽ có thêm 43.000 căn hộ NƠXH; đến năm 2030 sẽ có thêm 86.000 căn" - ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Nơi dễ, chỗ khó

Ghi nhận thực tế ở Bình Dương, việc tiếp cận NƠXH tương đối dễ dàng. Anh Lê Văn Thanh (làm việc tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một) kể gia đình anh mua căn hộ NƠXH Định Hòa (phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một) từ năm 2017. "Việc mua bán diễn ra rất nhanh, chỉ cần đủ các điều kiện như đang làm việc tại địa phương, có hợp đồng lao động và bảng lương, có đóng BHXH và chưa sở hữu nhà đất ở Bình Dương là đăng ký được. Sau đó, chủ đầu tư sẽ hướng dẫn các bước để thực hiện, qua vài khâu xác minh nữa là xong" - anh Thanh kể.

Cũng như anh Thanh, anh Nguyễn Thế Quang nói việc anh mua căn hộ NƠXH ở khu NƠXH Hòa Lợi (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một) không khó khăn gì. Anh Quang tâm sự rời quê Quảng Nam đến Bình Dương làm công nhân, anh không bao giờ nghĩ mình đủ tiền mua đất cất nhà nhưng nhờ dự án NƠXH, vợ chồng anh mới có cơ hội này. "Vợ chồng tôi đăng ký mua NƠXH theo hình thức trả góp. Mua nhà xong, tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và được nhập hộ khẩu nên rất an tâm với cuộc sống, công việc nơi đây" - anh Quang bộc bạch. Theo đánh giá của anh Quang, nếu người lao động nào thật sự muốn gắn bó với Bình Dương thì chỉ cần chịu khó làm lụng, giấc mơ an cư nằm trong tầm tay.

Bình Dương rộng lối ra nhà ở xã hội - Ảnh 2.

Dự án NƠXH Becamex (Bình Dương) được đánh giá là mô hình tốt nhất cả nước, giải quyết chỗ ở cho hàng trăm ngàn lao động xa quê.Ảnh: NGUYỄN THẢO

Theo phó giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương, đã có hàng chục ngàn công nhân lao động, người thu nhập thấp ở Bình Dương mua, thuê nhà ở và sinh sống ổn định tại các khu NƠXH, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh, với mức giá bán căn hộ xấp xỉ 15 triệu đồng/m2. Riêng với mức giá NƠXH từ 100 triệu - 160 triệu đồng/căn, diện tích sử dụng khoảng 30 m2 do Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư phù hợp túi tiền người lao động thu nhập thấp, cùng với chính sách vay ưu đãi lãi suất thấp, đã tạo được sự đồng thuận, gắn bó của công nhân, người lao động đối với Bình Dương.

Không dễ như ở Bình Dương, theo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh này hiện có hơn 1,2 triệu lao động, trong đó phần lớn ở trong các khu nhà trọ bởi NƠXH không dễ tiếp cận. Qua thống kê, Đồng Nai hiện có khoảng 20.000 khu nhà trọ với khoảng 150.000 phòng trọ chật hẹp là chỗ ở cho hơn 450.000 công nhân, người lao động.

Anh Nguyễn Văn Út (39 tuổi) đưa vợ con từ miền Tây Nam Bộ lên TP Biên Hòa ở trọ đã hơn 10 năm nay. "Làm công nhân, tích cóp đủ kiểu nhưng để có một căn nhà cho riêng mình là điều khó thành hiện thực" - anh Út nói. Theo anh Út, có lẽ do số căn hộ NƠXH ở Đồng Nai quá thấp nên rất ít người được tiếp cận, chưa kể giá bán cũng khá cao nên xa tầm với của những đôi vợ chồng công nhân với mỗi tháng tổng thu nhập chưa đầy 15 triệu đồng. "Hiện chúng tôi chỉ còn lối thoát duy nhất là trông chờ vào các dự án NƠXH của tỉnh với giá ưu đãi nhưng qua báo đài lại thấy việc triển khai cũng không mấy thuận lợi. Không biết chờ đến bao giờ" - anh Út nói.

Giấc mơ an cư của vợ chồng anh Út cũng là niềm mong muốn của hàng trăm ngàn người có nhu cầu thuê, mua NƠXH ở tỉnh Đồng Nai.

Phải chủ động và quyết liệt

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, ngay từ năm 2022, địa phương này đã đặt mục tiêu xây dựng khoảng 10.000 căn NƠXH, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đang mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 37 dự án NƠXH tại các huyện và TP Biên Hòa, TP Long Khánh. Các khu đất quy hoạch dự án NƠXH đều được các địa phương đưa vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 với tổng diện tích gần 176 ha; trong đó, TP Biên Hòa có 8 dự án, huyện Nhơn Trạch 6 dự án, huyện Trảng Bom 5 dự án...

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp đầu tư dự án NƠXH ở Đồng Nai, do vướng về hồ sơ, giá đất, quy hoạch nên nhiều dự án triển khai chậm. Nếu không tháo gỡ kịp thời sẽ khó đạt mục tiêu tỉnh đề ra cũng như gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Đồng Nai, thừa nhận nhiều dự án NƠXH đang vướng thủ tục, pháp lý. "Để giải quyết vấn đề này, sở đã xây dựng và hoàn thiện bộ quy trình thủ tục rút gọn áp dụng cho các dự án NƠXH. Cụ thể, dự án doanh nghiệp có quyền sử dụng đất, đất phù hợp quy hoạch sẽ thực hiện 5 bước với thời gian tối đa 153 ngày. Với trường hợp đất nhà nước trực tiếp quản lý, doanh nghiệp sẽ thực hiện 7 bước với thời gian tối đa 318 ngày" - ông Nguyên cho hay. Theo ông Nguyên, Sở KH-ĐT là đầu mối thụ lý hồ sơ và trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án NƠXH.

Để thúc các dự án NƠXH, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức nhấn mạnh tỉnh rất ủng hộ các doanh nghiệp đầu tư dự án NƠXH trên địa bàn. Về vấn đề khó khăn nguồn vốn cho doanh nghiệp, ngoài nguồn từ đề án 1 triệu căn NƠXH của Chính phủ, tỉnh có một số nguồn có thể khai thác như Quỹ Đầu tư và phát triển tỉnh. Hiện các địa phương vẫn đang rà soát quỹ đất để đề xuất dự án theo nhu cầu. Vì vậy, vấn đề quỹ đất mà các doanh nghiệp đề xuất cơ bản được giải quyết. "Riêng vấn đề pháp lý, tỉnh đang hoàn chỉnh bộ quy trình thủ tục dành riêng cho dự án NƠXH theo 2 hình thức đất doanh nghiệp có quyền sử dụng và đất nhà nước trực tiếp quản lý" - ông Đức nhấn mạnh.

Nói về kinh nghiệm làm NƠXH, theo ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm 2023, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã chủ động triển khai một số kế hoạch cụ thể như rà soát quỹ đất ở để phát triển NƠXH tại các dự án nhà ở thương mại có bố trí, để đôn đốc, thúc đẩy chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ NƠXH cho tỉnh. Trong trường hợp chủ đầu tư không hoặc chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã được phê duyệt thì quyết liệt thu hồi và giao các nhà đầu tư có năng lực để triển khai đầu tư xây dựng, tránh lãng phí quỹ đất. Kế đến là rà soát, chuyển đổi công năng cơ sở sản xuất trong đô thị, đặc biệt là các đô thị phía Nam, thông qua chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất cho phát triển NƠXH trong các đồ án điều chỉnh quy hoạch. 

"Tổ chỉ đạo của UBND tỉnh cũng trực tiếp nghiên cứu tháo gỡ các vướng mắc khó khăn đối với các dự án NƠXH đang và sẽ triển khai nhằm rút ngắn thủ tục hành chính liên quan đến dự án" - ông Tuấn Anh khẳng định.

Thêm một kinh nghiệm mà ông Tuấn Anh rút ra để đẩy nhanh phát triển NƠXH chính là phải chủ động chuẩn bị nguồn lực lớn để thực hiện từ việc xây dựng hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư...; rà soát thời hạn cho thuê đất, chủ động rà soát điều chỉnh quy hoạch, chương trình, kế hoạch phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ năng lực, có nhu cầu mong muốn thực hiện NƠXH trên phần diện tích đất thuộc diện di dời và đến thời hạn phải chuyển đổi công năng. 

Dành quỹ đất "khủng" cho NƠXH

Theo ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, Bình Dương đã chuẩn bị 8 nguồn quỹ đất để phát triển NƠXH, đạt được kế hoạch đề ra.

Trong đó, đáng chú ý là quỹ đất 20% (khoảng 33 dự án, khoảng 105 ha, đầu tư khoảng 30.000 căn, tương đương 2,16 triệu m2 sàn) đã được quy hoạch từ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị dành để phát triển NƠXH; quỹ đất do các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý hoặc quỹ đất nhà nước thu hồi do vi phạm pháp luật đang được Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý, với 31 khu vực, khoảng 188,5 ha, đầu tư khoảng 31.000 căn; quỹ đất có sẵn của các nhà đầu tư đề xuất phát triển NƠXH khoảng 223 ha, đầu tư khoảng 56.000 căn; quỹ đất để phát triển NƠXH các doanh nghiệp sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp phải chuyển đổi công năng do không phù hợp quy hoạch với khoảng 22 ha, đầu tư khoảng 6.000 căn; quỹ đất chuyển đổi công năng do di dời các khu, cụm công nghiệp (sau năm 2030 khi hết thời gian thuê đất) 10% tổng diện tích đất với khoảng 78,8 ha, đầu tư khoảng 19.000 căn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo