xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đạo nghĩa thầy trò

Phạm Hồ

Ðạo nghĩa thầy - trò vốn được đặt trang trọng trong dòng chảy văn hóa chung của Việt Nam từ xưa đến nay. Thảng hoặc có thể xảy ra những câu chuyện xót xa nhưng nó không làm phai nhạt đạo nghĩa vốn có. Mà qua đó nhắc nhở chúng ta đánh giá lại và xây dựng thêm cho mối tình cảm tốt đẹp này.

Kể lại một mẩu chuyện được ghi trong chính sử: Sau 3 năm thoát khỏi Kinh thành Huế kháng Pháp, phát chiếu Cần Vương, vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt khi mới 17 tuổi. Vua không nhìn nhận thân phận của mình để tránh cho quân Pháp lợi dụng. Lúc ấy, quân Pháp liền đưa thầy dạy của vua là ông Nguyễn Nhuận đến diện kiến. Vua gặp thầy vội bước đến kính lễ vái chào. Quân Pháp lúc ấy khẳng định chính là vua nên sau đó đày ông sang Algeria. Dù trong nghịch cảnh, lễ thầy - trò vẫn luôn được giữ gìn.

Chuyện gần đây, vào tháng 5-2023, hai vợ chồng cô giáo Mai Thị Yến chở con nhỏ 5 tuổi từ Hà Giang về Phú Thọ thăm con trai lớn 10 tuổi ở nhà nội. Khi trở về trường, xe máy mất thắng rơi xuống vực làm cô Yến tử vong, chồng cô cũng là giáo viên bị thương nặng. Hơn 10 năm gắn bó với học sinh mầm non vùng cao đầy khó khăn, cô luôn dành tình thương tràn đầy chăm sóc cho các cháu, trong khi cô phải luôn xa con đẻ của mình. Tình nghĩa thầy - trò này làm sao đo đếm được.

Ðáng tiếc, trong lúc này tại một số đô thị lớn, cuộc sống khá đầy đủ nhưng đã xảy ra những vụ việc xót xa làm tổn hại đến mối quan hệ đẹp đẽ trong môi trường giáo dục. Thầy giáo xưng mày - tao với học sinh; học sinh quỳ gối van xin cô giáo chỉ vì mua không đúng ý một chiếc bánh sinh nhật, học trò xúc phạm thầy cô… là vấn đề rất bất thường không được phép xảy ra.

Ðiều kiện kinh tế ngày càng phát triển và phải thừa nhận những giềng mối gia đình không còn chặt chẽ như xưa khi phụ huynh dành nhiều tâm sức hơn để mưu sinh. Những sự đánh đổi này là khó lường nếu con cái không tạo được tinh thần tự học hỏi và thiếu sự tận tâm từ nhà trường.

Ứng xử là kỹ năng quan trọng cần được giáo dục. Lúc nhỏ là ứng xử đúng mực trong giao tiếp, lớn chút nữa là ứng xử hài hòa trong cuộc sống xã hội và cao hơn là văn hóa cá nhân. Những môn học này đều có trong chương trình giáo dục hiện nay nhưng nó thường là lý thuyết suông và ít được thực hành qua những tấm gương thực tiễn.

Hành vi không đúng mực từ hai phía tại nhà trường không thể giải thích một cách lấp liếm rằng do tính cách dù ai cũng hiểu rằng môi trường này có nhiều áp lực. Nghề giáo là nghề đặc thù đòi hỏi tố chất kiên nhẫn và tâm hồn cao cả. Người thầy làm công việc hướng đạo nên ngoài kiến thức chuyên môn phải luôn là tấm gương chuẩn mực trong hành xử. Sự hy sinh này là hành trang cho học sinh bước vào đời và thường giữ chủ đạo trong cách hành xử cho quãng đời còn lại của học sinh.

Những khiếm khuyết đối với quan hệ thầy - trò chưa bao giờ là vấn đề cá nhân. Nó phải được đặt trong tổng thể nền giáo dục từ học đường, gia đình và xã hội. Từ học đường là tấm gương dạy và học, từ gia đình là sự dạy dỗ nghiêm khắc thường xuyên và từ xã hội là những thiết chế pháp luật hoàn chỉnh. Bởi vậy giáo dục là con đường gian nan và trả công tương xứng cho nghề giáo chính là tương lai của một thế hệ, tương lai của một đất nước. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo