xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đầu tư cho con người

TRẦN VĂN KHẢI - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Việc tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7 là quyết định rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhờ đó không chỉ góp phần bảo đảm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, giúp họ có thêm kinh phí trang trải cuộc sống mà còn có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố lòng tin của người dân.

Tuy vậy, khi đồng lương được cải thiện, đối tượng thụ hưởng chính sách vẫn canh cánh nỗi lo "lương chưa tăng, giá đã tăng". Do đó, việc tăng lương nếu không đi kèm với kiểm soát lạm phát và bình ổn giá thì khó đạt mục đích. Để việc tăng lương đi vào thực chất, đòi hỏi Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp đồng bộ, kịp thời trong quản lý, điều hành giá.

Cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức luôn là vấn đề được quan tâm. Trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn, việc tăng lương lần này là sự cố gắng rất lớn, phần nào đáp ứng được mong đợi của nhiều người. Thực tế thời gian qua, tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức còn thấp hơn so với người cùng trình độ ở khu vực tư và chưa bảo đảm mức sống. Trong khi đó, áp lực công việc ngày càng tăng khiến một bộ phận không nhỏ đã rời khu vực công sang khu vực tư.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống người dân khi thực hiện 4 lần cải cách tiền lương với nhiều kết quả tích cực. Dẫu vậy, chính sách tiền lương hiện nay vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Thực tế này đặt ra yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cải cách tiền lương hơn nữa.

Về lâu dài, để cán bộ, công chức, viên chức có thể yên tâm sống bằng lương, việc cải cách tiền lương phải đi vào thay đổi căn bản, thực chất. Cần coi việc cải cách tiền lương, trả lương là một hình thức đầu tư cho con người, đầu tư cho tương lai. Đây là chính sách vô cùng quan trọng bởi khi thực hiện tốt sẽ có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dù vậy, cải cách tiền lương luôn là bài toán khó, phải chuẩn bị một nguồn lực rất lớn. Để có nguồn lực đó, Chính phủ cần đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính phủ đang xây dựng lộ trình cải cách tiền lương để trình cấp có thẩm quyền thông qua. Về định hướng cải cách tiền lương, có thể nghiên cứu, xem xét, xây dựng phương án trả lương theo vị trí việc làm và bảo đảm sức cạnh tranh cao đối với khu vực tư. Tăng lương phù hợp với vị trí việc làm sẽ tạo được động lực cho cán bộ, công chức, viên chức cống hiến, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc. Khi thu nhập đủ sống, họ sẽ gắn bó hơn với công việc, qua đó thu hút và giữ chân được người tài.

Bên cạnh cải cách tiền lương, việc sắp xếp lại các đơn vị, tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy cũng là nhiệm vụ đang được Chính phủ triển khai. Song song đó là cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, cải cách đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là cơ sở quan trọng để cải cách tiền lương trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu "cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng lương". 

Minh Phong ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo