xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dây dưa bồi thường thiệt hại rừng

Trường Nguyên - Hồng Ánh

Nếu công ty không nộp tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng thì Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng sẽ báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này chấm dứt theo hợp đồng thuê rừng đã ký

Đó là nội dung Công văn số 953/STC-GCS của Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng gửi Báo Người Lao Động mới đây liên quan đến số tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng khoảng 70 tỉ đồng mà sở này đang yêu cầu Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Hoàng Thịnh (Công ty Hoàng Thịnh) phải nộp từ nhiều năm nay.

Công ty Hoàng Thịnh nói gì?

Trước đó, Báo Người Lao Động online ngày 20-3 có đăng bài viết "Lâm Đồng: Công ty Hoàng Thịnh chưa nộp ngân sách bao nhiêu tiền?", đề cập việc Công ty Hoàng Thịnh được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án "Trồng cao su kết hợp quản lý bảo vệ rừng" tại huyện Đạ Tẻh với quy mô đến 549 ha từ năm 2009. Tuy nhiên, đến tháng 10-2016, cơ quan chức năng phát hiện trong tổng diện tích hơn 187 ha khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh rừng tự nhiên thì có gần 111 ha không còn rừng, không còn trữ lượng gỗ. Vì vậy, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng đã ban hành thông báo số tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng đối với diện tích rừng bị mất tại dự án của Công ty Hoàng Thịnh là 69,8 tỉ đồng. Cùng với các khoản khác thì hiện công ty này còn nợ tiền ngân sách khoảng 70,5 tỉ đồng.

Dây dưa bồi thường thiệt hại rừng - Ảnh 1.

Trạm quản lý bảo vệ dự án của Công ty Hoàng Thịnh tại huyện Đạ Tẻh. (Ảnh do Công ty Hoàng Thịnh cung cấp)

Liên quan đến bài viết này, Báo Người Lao Động nhận được thông tin phản hồi của bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Công ty Hoàng Thịnh, yêu cầu xác minh. Theo bà Trang, ngày 17-5-2017, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 74/QĐ-STC về việc phê duyệt giá trị thiệt hại tài nguyên rừng mà Công ty Hoàng Thịnh phải bồi thường là hơn 69,8 tỉ đồng. Không chấp nhận việc này nên tháng 9-2017, Công ty Hoàng Thịnh có đơn khởi kiện Quyết định số 74 của Sở Tài chính. Ngày 3-5-2018, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định số 68/QĐ-STC về việc thu hồi và hủy bỏ Quyết định số 74 ban hành trước đó. Vì Quyết định số 74 đã bị thu hồi nên ngày 8-5-2018, TAND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định đình chỉ vụ kiện này. "Nhưng vừa qua, vào ngày 17-3-2023, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng lại có Văn bản số 618/STC-NS yêu cầu Công ty Hoàng Thịnh phải nộp tiền bồi thường thiệt hại giá trị tài nguyên rừng tổng số tiền là 70.493.007.000 đồng là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến uy tín và cản trở hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chúng tôi" - bà Trang nêu. Giám đốc Công ty Hoàng Thịnh cho biết đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng cùng 4 sở, ngành đề nghị trả lời liên quan đến số tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng nói trên.

Sẽ đề nghị chấm dứt nếu không trả nợ

Trả lời những nội dung liên quan, trong công văn gửi Báo Người Lao Động, bà Phạm Thị Tường Vân, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng, cho rằng việc Sở Tài chính thu hồi và hủy bỏ Quyết định số 74 là do việc ban hành quyết định này không phù hợp với thẩm quyền của giám đốc sở theo điều 27 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, phát triển, bảo vệ rừng, lâm sản. Sau khi thu hồi quyết định này, ngày 2-7-2018, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Văn bản số 1413/STC-GCS, đề nghị Công ty Hoàng Thịnh bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng. "Việc thu hồi Quyết định số 74 là để thực hiện đúng quy định về thẩm quyền ban hành văn bản hành chính chứ không có nghĩa là Công ty Hoàng Thịnh không còn trách nhiệm trả tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng. Trách nhiệm của Công ty Hoàng Thịnh là phải nộp tiền thiệt hại khi để rừng bị mất theo thông báo của cơ quan thẩm quyền mà cụ thể là Văn bản số 1413" - bà Vân khẳng định.

Theo Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng, việc yêu cầu Công ty Hoàng Thịnh bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng là đầy đủ căn cứ pháp lý theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Ngoài ra, tại Công văn số 6217 ngày 7-10-2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về điều tra, xử lý vụ phá rừng tại Công ty Hoàng Thịnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) rà soát tài nguyên rừng bị thiệt hại gửi Sở Tài chính xác định giá trị thiệt hại để yêu cầu Công ty Hoàng Thịnh bồi thường. Về cơ sở tính toán giá trị thiệt hại tài nguyên rừng tại Công ty Hoàng Thịnh, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho biết đã căn cứ vào Thông tư số 65 năm 2008 của Liên bộ Tài chính và NN-PTNT. Theo đó, số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phải bồi thường cho nhà nước bao gồm giá trị lâm sản và giá trị môi trường của rừng bị thiệt hại. Việc tính toán này còn dựa trên Công văn số 2505 ngày 14-12-2016 của Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng xác định giá trị thiệt hại tài nguyên rừng đối với Công ty Hoàng Thịnh.

Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng khẳng định số tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng đối với Công ty Hoàng Thịnh là số tiền rất lớn cũng như kéo dài nhiều năm vẫn chưa có kết quả thực hiện cuối cùng. "Trường hợp đã thông báo, đôn đốc nhưng Công ty Hoàng Thịnh không thực hiện thì căn cứ các quy định pháp luật, Sở Tài chính sẽ thông báo UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN-PTNT thực hiện chấm dứt hợp đồng thuê rừng đã ký kết, đồng thời có biện pháp để thu hồi số tiền phải bồi thường" - công văn Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng gửi Báo Người Lao Động nhấn mạnh.

Mới đây, ngày 20-4-2023, UBND huyện Đạ Tẻh có văn bản đề xuất thu hồi khoảng 222 ha thuộc một phần diện tích tại dự án của Công ty Hoàng Thịnh vì cho rằng doanh nghiệp đã vi phạm Luật Đầu tư, Luật Lâm nghiệp và không thực hiện bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng. 

Chuyển cơ quan điều tra

Trước đó, ngày 12-6-2020, Thanh tra Chính phủ có Kết luận số 929/KL-TTCP về việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Cuối tháng 3-2023, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng có báo cáo tiến độ thực hiện Kết luận số 929 của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, còn 34 doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ tài chính về bồi thường lâm sản và tài nguyên rừng với số tiền lên đến 241 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Hoàng Thịnh là doanh nghiệp còn phải bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng với số tiền lớn nhất, trên 69,8 tỉ đồng. Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra, xử lý đối với những doanh nghiệp này.

Dây dưa bồi thường thiệt hại rừng - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo