xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện khó tin nhưng có thật từ... rác!

Bài: Thanh Vân- Ảnh: Bùi Thanh Tương Quan

(NLĐO)- Điều làm tôi ngạc nhiên là có những tỉnh thuộc hạng "nhà giàu" sao bao năm trời vẫn không xây được nhà máy xử lí rác khép kín mà hầu hết đều xử lí thủ công. Có thể nói ngay cả chính quyền cũng đang…xả rác!

Chuyện rác có lẽ là câu chuyện dài bởi không chỉ người dân mà về phía chính quyền theo tôi vẫn chưa làm tốt việc này. Tôi biết nhiều tỉnh thành đang đau đầu chuyện xử lí những núi rác khổng lồ, ô nhiễm…Điều làm tôi ngạc nhiên là có những tỉnh thuộc hạng "nhà giàu" sao bao năm trời vẫn không xây được nhà máy xử lí rác khép kín mà hầu hết đều xử lí thủ công. Có thể nói ngay cả chính quyền cũng đang…xả rác!

Ngoài ra, có nhiều cách giải quyết đầu ra cho rác nhưng chúng ta chưa tận dụng triệt để như nhiều người vẫn loại bỏ một cách vô ý thức: thức ăn thừa. Có lần tôi thấy anh bán hủ tiếu xóm tôi đổ nguyên thùng cặn xuống cống, nhiều thức ăn còn vương đầy trên miệng cống. Tôi hỏi sao đổ bỏ uổng vậy, không cho người nuôi heo. Anh bảo có cho nhưng giờ này họ chưa đến lấy nên đổ, không thì hôi lắm. Có khi tôi thấy anh đổ tràn ngập bít kín miệng cống và cứ để thế một vài ngày khô lại, thoáng rồi ra đổ tiếp mà không thấy hang xóm hay chính quyền có ý kiến gì! Xóm tôi cũng có người lấy cặn nuôi heo nhưng vài ba ngày mới lấy một lần nên nhiều nhà không thích chứa, sợ hôi rồi cứ vô bọc bỏ thùng rác, cũng có người đổ thẳng ra miệng cống. Tôi nghĩ nếu có thùng chứa đậy nắp kín thì vài ngày cũng chẳng hôi hám gì, chẳng qua không "chịu khó" thôi.

Tết rồi tôi đến nhà người anh ở Cần Thơ chơi. Tiệc tùng xong, tôi thấy đứa cháu rửa chén rồi gom cặn mang đi. Thấy tôi thắc mắc, anh tôi chỉ cho tôi 2 cái thùng đựng cặn nằm sát tường nhà phía bên kia đường. Anh bảo không biết người lấy cặn ở đâu nhưng trưa và tối đến thu gom đều đặn, thùng cặn rất sạch. Cả xóm hầu như ai cũng đổ cặn vào đó. "Mô hình" hay này tôi nghĩ có thể áp dụng được ở nhiều nơi!

Chuyện khó tin nhưng có thật từ... rác! - Ảnh 1.

Điểm trung chuyển rác ngã ba Hùng Vương-Nguyễn Duy Dương (quận 5, TP HCM). Ảnh: Bùi Thanh Tương Quan

Có loại rác khó xử lí nữa là xác động vật. Nhỏ như chuột thì nhiều người cứ vô tư bỏ thùng rác hay quăng ra đường! Còn vật nuôi như chó nhà chết thì bỏ đâu đây? Lần đó con chó (khoảng 10 kg) nhà tôi chết cũng khiến tôi bối rối. Người thu gom rác không nhận; cơ quan thú y cũng không quan tâm; có người bảo tôi cho họ tiền để họ đem…vứt xuống sông. Người lại khuyên cứ gói kín cho vô thùng rác lớn…Không thấy phương án nào thích hợp cuối cùng tôi đành phải chở đi mấy chục cây số đến vườn nhà bạn nhờ chôn (bạn cũng thích vì làm phân cho cây).

Điều quan trọng trong chuyện xử lý rác trước hết là ở ý thức mỗi người. Nếu ai cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường, vì cái chung thì có lẽ mọi thứ sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên với thực tế nhiều năm qua, tôi thấy để giải quyết việc này cần có sự kiên quyết từ phía chính quyền. Đã đến lúc phải xử phạt hành vi xả rác, gây ô nhiễm môi trường. Chính sự thờ ơ của cơ quan nhà nước mà chuyện rác, chuyện kém ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cứ vô tư diễn ra hằng ngày đến mức không ai nghĩ đó là điều phạm pháp.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo