xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM đã dành nguồn lực lớn cho phát triển giáo dục đào tạo

Đặng Trinh

(NLĐO)- Trong giai đoạn 2013-2022, TP HCM đã hoàn thành xây dựng 10.000 phòng học và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh; thực hiện các chính sách tín dụng ưu tiên, học bổng, hỗ trợ tài chính cho các đối tượng chính sách

Chiều 9-1, Thành ủy TP HCM tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đến dự hội nghị có Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; PGS-TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG TP HCM; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy; cùng đại diện các quận huyện và các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH trên địa bàn TP.

TP HCM đã dành nguồn lực lớn cho phát triển giáo dục đào tạo- Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên trao đổi với các đại biểu tham dự hội nghị

Đổi mới có hiệu quả phương pháp, hình thức dạy học

Theo báo cáo của Thành ủy TP HCM, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ IX, lần thứ X đã quán triệt sâu sắc quan điểm "GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước một bước trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội", xác định cụ thể nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đối với đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT TP phù hợp với những nội dung chỉ đạo tại Nghị quyết 29.

Theo đó, Thành ủy, UBND TP HCM chỉ đạo xây dựng các chương trình đề án và triển khai nhiệm vụ đối với GD-ĐT gắn với phát huy trách nhiệm của các đơn vị giáo dục trên địa bàn TP.

Báo cáo của Thành ủy TP HCM cũng cho thấy trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, ngành GD-ĐT TP HCM đã thực hiện đổi mới có hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

TP HCM đã dành nguồn lực lớn cho phát triển giáo dục đào tạo- Ảnh 2.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, nhiều đóng góp trong công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trên địa bàn TP HCM

TP HCM đã triển khai các chế độ, chính sách đặc thù riêng nhằm thu hút đội ngũ công chức, viên chức, người lao động ngành GD-ĐT. Theo đó, 100% cán bộ, công chức, viên chức của ngành được hưởng chế độ thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 của HĐND TP; 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non, phổ thông dân lập, tư thục hưởng các chế độ theo Nghị quyết 01.

Giai đoạn 2013-2023, tổng chi ngân sách cho lĩnh vực GD-ĐT trên tổng chi ngân sách TP hàng năm, đạt tỉ lệ từ 20% đến 31%, bình quân đạt khoảng 24%, đảm bảo tỉ lệ tối thiểu 20% so với chỉ tiêu đề ra.

Giai đoạn 2013-2022, TP đã hoàn thành xây dựng 10.000 phòng học, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh; thực hiện các chính sách tín dụng ưu tiên, học bổng, hỗ trợ tài chính cho các đối tượng chính sách.

Nhiều mô hình hay về giáo dục

Qua 10 năm triển khai và thực hiện Nghị quyết 29, Ngành GD-ĐT đã có những mô hình hay. Cụ thể toàn ngành tiếp tục triển khai và phát huy hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các cơ sở GD-ĐT. Mô hình Trường THPT chất lượng cao; mô hình trường học thông minh đáp ứng mục tiêu giáo dục học sinh năng động.

Cùng với đó thực hiện mô hình lớp học số, triển khai thí điểm trong năm học 2022-2023 tại các Trường Tiểu học Thạnh An, huyện Cần Giờ và Trường Tiểu học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh và Tin học. Năm học 2022-2023, thực hiện thành công đề án thí điểm thi tuyển chức danh Phó Hiệu trưởng tại các trường THPT thuộc huyện Củ Chi và Cần Giờ....

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cao những thành tích mà ngành GD-ĐT TP đã đạt được trong thời gian qua. Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, TP HCM đã dành nguồn lực lớn cho phát triển giáo dục đào tạo trong đó có những điểm sáng như ban hành chế độ chính sách đặc thù.

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, điểm quan trọng là sự chuyển biến về chất của GD-ĐT TP. Nhiều điểm sáng trong GD-ĐT như chất lượng giáo dục được nâng lên, nhiều mô hình mới sáng tạo, đột phá theo nhu cầu xã hội. Phát triển quy mô cơ cấu trường lớp hợp lý, chú trọng đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh, nhằm đưa GD-ĐT TP tiệm cận với nền giáo dục tiên tiến của thế giới.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục truyền thông ngày càng được chú trọng, gia đình và nhà trường ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ. Sự vận hành của giáo dục TP ngày càng chuẩn hoá, phân cấp, phân quyền theo hướng tinh gọn, tăng cường chuyển đổi số, giáo dục toàn diện. Giáo dục ĐH theo hướng tự chủ, phân cấp, phân quyền tự chịu trách nhiệm.

“Đối với những mặt đã làm được tiếp tục phát huy, đẩy mạnh. Những hạn chế ra sức khắc phục. Một kết quả lớn ghi nhận được sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 là sự chuyển biến về nhận thức, ý thức, các cấp ủy Đảng, chính quyền, toàn dân về đổi mới toàn diện giáo dục và gìn giữ cốt cách truyền thống khuyến học khuyến tài” - Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo