xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phim Thái gây sốt ở Việt Nam

Ngọc Hương-Tú Hân

Theo trang web NotesfromHollywood.com, nhiều nhà phát hành Mỹ cũng đang lùng mua những bộ phim nhiều tập của Thái Lan để phân phối dưới dạng video gia đình

Những ngày qua, tại các tiệm đĩa ở TPHCM nhiều người mê phim ảnh đang lùng sục tìm mua 2 bộ phim made in Thái Lan: The Tiger Blade (Kiếm hổ) và Born to Fight (Sinh ra để chiến đấu). Trước đó 2 bộ Ong-Bak, Tom-Gum-Yoong (Truy tìm tượng Phật 1 và 2) cũng bán khá chạy trên thị trường băng đĩa Việt Nam.

Hấp dẫn nhờ có bản sắc riêng

Kinh phí làm một bộ phim tăng 300%

Ngành công nghiệp phim ảnh Thái còn nhận được sự hỗ trợ hết mình của Chính phủ Thái Lan trong việc quảng bá đất nước này như một điểm đến quay phim hấp dẫn. Cùng với sự bùng nổ của các phim ăn khách, hiện nay, kinh phí thực hiện một bộ phim Thái Lan cũng đã tăng gấp 300% (15 triệu baht) so với thời điểm cách đây khoảng 10 năm, cá biệt có những bộ phim dạng sử thi hoành tráng như Suriyothai được Hoàng gia Thái hỗ trợ đến 500 triệu baht. Phim Siam Renaissance có sử dụng công nghệ đồ họa vi tính tốn 1 triệu USD.

Điều gì khiến phim Thái có sức thu hút khán giả đến như vậy. Trước tiên phải thừa nhận các đạo diễn Thái rất giỏi khai thác những nét bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Với người dân Thái, những bộ phim này càng giúp họ thêm tự hào về truyền thống dân tộc, còn với khán giả nước ngoài, phim mở ra cho họ những khám phá thú vị về đặc trưng văn hóa Thái. Đơn cử trong Ong-Bak và phần tiếp theo Tom-Gum-Yoong chỉ với nội dung là mất pho tượng Phật và chú voi con nhưng đạo diễn Prachya Pinkaew đã dẫn khán giả vào các cuộc thư hùng sống mái trên sàn võ đài Muay Thái hay cuộc đấu trên đường phố Úc. Những chi tiết như bùa ngải của các phù thủy Thái, võ Muay vốn nổi tiếng ở sự đẹp mắt và tàn bạo... tạo một không khí “rặt” Thái.

Riêng với phim hành động, ngoài những cảnh hàng trăm xe hơi bốc cháy, súng khạc đạn liên hồi, bom nổ thường thấy như trong phim Hollywood, các đạo diễn còn biết đưa lên màn ảnh những xe tuk tuk, kể cả xe ba gác máy rượt đuổi nhau kinh hoàng, chạy một bánh, bay qua các đường cao tốc... Các phương tiện thô sơ như thế dĩ nhiên không thể nào tìm thấy trong các phim phương Tây. Thêm một lý do khiến phim Thái được ưa chuộng là các đạo diễn bám rất sát tình hình thời sự. Khi nền chính trị Thái Lan đang rơi vào cuộc khủng hoảng thì Born to Fight ra đời với nội dung nói về một đoàn vận động viên thể thao trên đường tập huấn bị một tổ chức khủng bố bắt làm con tin. Để chống lại âm mưu nổ bom nguyên tử ngay trung tâm Bangkok của chúng, đoàn vận động viên này liều chết cùng dân làng nổi dậy chống bọn khủng bố trong tiếng quốc ca Thái réo rắt. Bộ phim vừa “đã mắt” ở những pha hành động vừa có tác dụng kêu gọi đoàn kết quốc gia trong khi chính trị đang lộn xộn.

Điện ảnh Thái chuyển mình

Không phải đợi đến bây giờ, điện ảnh Thái Lan mới được các khán giả nước ngoài chú ý đến mà trước đó, vào năm 2001, thành công của bộ phim Jan Dara (tựa tiếng Việt Mẹ kế, đạo diễn Nonzee Nimibutr) tại các liên hoan phim châu Âu đã khiến các nhà phê bình phải giật mình trước một nền điện ảnh không mấy danh tiếng. Kể từ Jan Dara, nền điện ảnh Thái đã “im lặng” suốt 3 năm để rồi trở lại hừng hực khí thế từ giữa năm 2004, đánh dấu bằng giải thưởng lớn của ban giám khảo dành cho phim Tropical Malady (đạo diễn Apichatpong Weerasethakul) tại LHP Cannes 2004.

Từ thập niên 1990, điện ảnh Thái Lan đã hé lộ nhiều gương mặt đạo diễn tài năng cho dù họ chỉ mới làm phim lần đầu. Có thể kể đến 2 tên tuổi nổi trội khi ấy là Nonzee Nimibutr và Pen-ek Ratanaruang. Tiếp bước Nonzee Nimibutr, Pen-ek Ratanaruang là Prachya Pinkaew- đạo diễn 2 bộ phim ăn khách Ong -Bak (năm 2003), Tom-Gum-Yoong (2005); là Wisit Sasanatieng với Tears of the Black Tiger (2000); là Apichatpong Weerasethakul với loạt phim: Mysterious Object At Noon (2000), Monrak Transistor (2001), Blissfully Yours (2002), Citizen Dog (2004).

Ngoài tài năng của đạo diễn, các nhà sản xuất Thái Lan còn biết khéo léo hợp tác với những tên tuổi của nền điện ảnh khác trong khu vực để cho ra đời những bộ phim có giá trị. Phim Jan Dara sử dụng nguồn vốn từ Hồng Kông, cộng thêm sự xuất hiện của nữ diễn viên khả ái Chung Lệ Đề trong một vai phụ. Last Life in the Universe là sản phẩm hợp tác giữa 4 nước với sự tham gia của tài tử Nhật Asano Tadonobu và quay phim là Chris Doyle-một cộng sự đắc lực của đạo diễn Hồng Kông Vương Gia Vệ...

Một số ngôi sao nam giỏi võ nghệ như Tony Jaa trong Ong Bak vốn là võ sư Muay Thái cũng đang được Hollywood ngấp nghé, hứa hẹn sẽ là một thần tượng võ thuật kiểu Lý Liên Kiệt nay mai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo