xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Họa mi gọi đông về phố

Trần Minh

Hà Nội có 12 loài hoa điển hình, như chiếc kim đồng hồ chỉ sự dịch chuyển trên từng con số, ứng với mỗi tháng trong năm.

Cúc họa mi là một trong những loài hoa vẽ lên bức tranh giao mùa của Hà Nội. Người ta nói cúc họa mi là loài hoa báo mùa đông đến nhưng tôi lại thấy nó là loài hoa sinh ra để tô điểm thêm cho mùa thu Hà Nội; chỉ khác, cúc họa mi nở đúng vào thời điểm thu tàn, đông đến, như lời chào lưu luyến với mùa vàng của thủ đô.

Họa mi gọi đông về phố - Ảnh 1.

Cúc họa mi. (Ảnh: TƯ LIỆU)

Trên những phố phường của Hà nội, trong tiết trời se lạnh, chúng ta bắt gặp những chiếc xe đạp, đằng sau chở đầy những mẹt hoa cúc họa mi. Những cánh hoa mỏng tang, trắng muốt, được chấm những điểm vàng nho nhỏ, xinh xinh, càng làm cho sắc trắng trở nên nổi bật hơn.

Cúc họa mi chỉ nở rộ trong 3-4 tuần, điều đó làm cho tôi liên tưởng đến tuổi thanh xuân của đời người con gái. Như lời thơ của Nguyễn Đình Huân:

Thêm một mùa hoa cúc

Trắng tinh khôi nhu mì

Như là em vào lúc

Mười sáu tuổi xuân thì...

Ngoảnh đi, nhìn lại, thanh xuân đã trôi qua, để khi nhớ về, chúng ta tự hỏi lòng: Mình đã làm được những gì, đã đi được những đâu để học hỏi những điều mới lạ trong cuộc sống này. Chúng ta đã sống cháy hết mình, đã khám phá được chính năng lực nội sinh của mình hay chưa?...

Để rồi không ít người lại rơi vào cảm giác tiếc nuối, hoài niệm với những gì đã trải qua khi thanh xuân không thể quay trở lại. Chỉ muốn như những bông cúc họa mi này. Thời kỳ khoe sắc ngắn nhưng đã bung là bung hết mình. Bung cho sắc trắng tràn ngập những con đường, ngõ hẻm; bung cho những ai đi qua, dù vô tâm cũng phải dừng lại để mua một bó hoa về cắm trong nhà, kẻo chỉ mấy hôm nữa thôi, cũng không còn dịp sở hữu những bông hoa đồng nội thanh khiết đó.

Mùa hoa cúc họa mi nở, đi trên phố Phan Đình Phùng, đường Thanh Niên, trên cây cầu Long Biên già nua, hay bất cứ nơi nào, ta có thể bắt gặp các bà, các chị, các em tuổi mười tám đôi mươi mặc những tà áo dài đủ màu sắc, tay ôm bó hoa cúc họa mi đứng tạo dáng chụp ảnh. Đó là những bức ảnh đẹp.

Những người lớn tuổi cho biết trước kia, khi đạp xe trên cầu Long Biên cổ kính, trong cái lạnh đầu đông dịu mát, phóng tầm mắt ra những triền đê sông Hồng bát ngát, có thể thấy sắc trắng mênh mang, mỗi khi gió từ sông Hồng thổi vào, những vạt hoa lại rung rinh nghiêng mình mềm mại. Ngày ấy, không ai gọi loài hoa cánh trắng, nhụy vàng ấy là cúc họa mi, người ta gọi nó bằng cái tên giản dị như xuất thân của nó: hoa dại!

Nhiều lúc, tôi lại tự hỏi, tại sao ai đó đã đặt tên cho loài hoa này là cúc họa mi? Tên một loài chim và một loài hoa tưởng chừng không có sự liên quan nào với nhau cả?

Được biết, họa mi là giống hoa họ cúc, có mùi hắc ngai ngái. Ở châu Âu, người ta cũng gọi bằng những cái tên rất đẹp: Ở Anh, hoa này có tên là "Baby’s pet" (hoa của trẻ em); ở Pháp, người ta gọi là "Marguerite", tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai.

Phải chăng, cái tên "họa mi" bắt nguồn từ sự nhỏ nhắn, đáng yêu của những cánh hoa, cũng giống như những chú chim họa mi nhỏ bé nhưng giọng hót thì líu lo, thánh thót say đắm lòng người? Nhưng dù có tên gọi khác nhau thế nào thì cúc họa mi luôn được thể hiện là loài hoa đặc trưng cho tình yêu, sự chân thành và tình bạn giản dị nhưng đầy trân quý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo