xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

(NLĐO) - Chi hội Tác giả Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức chuyến đi tham qua ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn" nhằm tìm thêm chất liệu sáng tác kịch bản chào mừng 50 năm ngày thống nhất đất nước (30-4-2025).

Sáng 1-9, trong không khí tưng bừng của nhân dân cả nước chào mừng những ngày lễ lớn, Chi hội Tác giả Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tham quan ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn". 

Tác giả Trần Văn Hưng - Chi hội trưởng làm trưởng đoàn, cùng với các tác giả Lê Thu Hạnh (Giải thưởng Nhà nước năm 2023), Nguyễn Kháng Chiến, Đức Hiền, Nguyễn Thanh Bình Mỹ Dung, Hồng Ánh, Trần Kim Khôi, Bảo Dung, Trần Mỹ Trang, Duy Linh, Châu Trần…

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 1.

Từ trái sang: Tác giả Trần Văn Hưng, Mỹ Dung, Nguyễn Kháng Chiến, Hồng Yến và Lê Thu Hạnh tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Các tác giả đã tận mắt nhìn thấy bên dưới căn hầm của "Biệt động Sài Gòn" được phục dựng, tại căn nhà nằm trong con hẻm 268 Võ Văn Tần, (quận 3, TP HCM), đã được thiết kế thành hệ thống hầm ngầm, hầm nổi để làm nơi trú ém quân và vũ khí, phục vụ cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 2.

Từ trái sang: Các tác giả: Hồng Yến, Trần Kim Khôi, Trần Mỹ Trang dưới căn hầm trong ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Suốt mấy chục năm qua, ông Trần Vũ Bình, Phó Chánh Văn phòng - Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan VKSND Tối cao tại TP HCM, con trai của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM…) vẫn miệt mài thực hiện di nguyện, đó là tìm mua lại các căn nhà mang vết tích của cha, của lực lượng Biệt động Sài Gòn đã đi vào "huyền thoại".

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 3.

Tác giả Trần Văn Hưng xuống tham quan hầm tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Tác giả Trần Văn Hưng cho rằng nơi đây chứa đựng nhiều chất liệu sống động để đội ngũ tác giả sân khấu TP HCM có thể sáng tác kịch bản, nêu cao tinh thần đấu tranh anh dũng và sự yểm trợ hào hùng của người dân trong cuộc kháng chiến giành lại độc lập của dân tộc.

"Tôi kỳ vọng sau chuyến đi này các tác giả sẽ có thêm nhiều thông tin, tìm hiểu, gặp gỡ những chiến sĩ "Biệt động Sài Gòn", gặp gỡ con em của họ để đưa những câu chuyện có thật vào đời sống sàn diễn. Từ đó góp phần nêu cao tinh thần yêu nước, dùng mưu trí chiến thắng kẻ thù" - tác giả Trần Văn Hưng nói.

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 4.

Du khách nước ngoài tham quan tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Khoảng năm 1963 - 1968, dưới danh nghĩa nhà thầu khoán Phủ Đầu Rồng Mai Hồng Quế, ông Năm Lai đã xây dựng trên 20 căn nhà bình phong, có hầm trú ém quân và cất giấu hàng tấn vũ khí ở Sài Gòn.

Sau hơn 50 năm, đặc biệt từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 làm rúng động chính quyền Sài Gòn của Đội 5 Biệt động "xuất quỷ nhập thần", các căn nhà đặc biệt này đã chịu nhiều sự tàn phá của địch, cũng như dần thay tên đổi chủ.

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 5.

Tác giả - đạo diễn Bảo Dung và Trần Mỹ Trang (phải) tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Các tác giả sân khấu bất ngờ hơn khi biết, điều đặc biệt của các căn nhà ông thầu khoán Năm Lai xây dựng là luôn luôn có 2 mặt tiền trở lên, nhằm mục đích cảnh giới và thoát thân khi "có động". Bên cạnh đó là hệ thống hầm ngầm - nổi cực kỳ độc đáo và bí mật. 

Tác giả Hồng Yến xúc động nói: "Tôi rất khâm phục ý chí sáng tạo và lòng quả cảm của chủ các ngôi nhà này. Họ đã đặt trọn trái tim, tính mạng cho mục đích cao cả và thiêng liêng, đó là góp phần đánh đuổi quân xâm lược, mang lại hạnh phúc cho muôn dân".

Tác giả Mỹ Dung chia sẻ, chị đã đến nhiều căn nhà của "Biệt động Sài Gòn" và lần đầu tiên đến nơi này, chị xúc động vì những kỷ vật xưa vẫn còn lưu giữ cẩn thận. Có đông du khách nước ngoài đến tham quan và có nhiều bạn trẻ đã tìm hiểu để biết thêm về công việc thầm lặng đầy tự hào của những chiến sĩ "Biệt động Sài Gòn".

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 6.

Tác giả Đức Hiền và Duy Linh tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Tác giả Bảo Dung đã thực hiện một video giới thiệu về căn nhà độc đáo này nhằm giúp các bạn trẻ hiểu hơn về giá trị của lòng yêu nước. "Xuống căn hầm còn chứa đựng những vật dụng của "Biệt động Sài Gòn", những vũ khí vẫn còn in màu thời gian, tôi xúc động và tự hào lắm" - tác giả Bảo Dung nói.

Sau đại dịch COVID -19, ngành du lịch đang dần hoạt động trở lại, chương trình du lịch "Theo dấu chân biệt động Sài Gòn" là một trong những điểm nhấn của ngành du lịch TP HCM. 

Ngoài ra còn có chương trình "Ho Chi Minh City Now" giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước, một TP HCM đặc sắc về văn hóa, lịch sử và lối sống con người, vẫn đang an toàn, tràn đầy sức sống, sống động và luôn hướng về tương lai.

Ngoài chùm tour "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn", các tác giả sân khấu sẽ lần lượt thực hiện các chuyến tham quan du lịch như Hội trường Thống Nhất, Địa đạo Củ Chi, các bảo tàng… nhằm có thêm sự trải nghiệm trong sáng tác kịch bản về thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.

Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến tham quan của Chi hội Tác giả Sân khấu tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn" sáng 1-9-2023:

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 8.

Các tác giả bất ngờ và thích thú khi tham quan căn hầm tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 9.

Những kỷ vật còn lưu giữ tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 10.

Chiếc xe đạp giao liên tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 11.

Căn phòng khách tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Tác giả sân khấu TP HCM tham quan nhà truyền thống Biệt động Sài Gòn - Ảnh 12.

Tác giả Trần Mỹ Trang tham quan căn hầm tại ngôi nhà truyền thống "Biệt động Sài Gòn"

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo