xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao bộ lạc Kanamari trong rừng Amazon phải "lột xác"?

Nguyên Nguyễn

(NLĐO) -  Bộ lạc Kanamari bắt đầu sử dụng điện thoại và mạng xã hội khi cả họ lẫn rừng Amazon đang bị đe dọa bởi những người ngoài muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đó.

Sông Javari ngăn cách giữa Brazil và Peru chảy sâu vào lòng rừng Amazon. Tín hiệu duy nhất về sự sống của con người dọc theo tuyến đường thủy này là mấy con thuyền và bến tàu xuất hiện hoặc bên phía Peru.

Bên phía bờ thuộc về Brazil, những bảng cảnh báo cho biết rằng đây là Thung lũng Javari, khu vực sinh sống của người bản địa sống biệt lập.

Khoảng 6.000 người sống tại khu vực có diện tích xấp xỉ Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, con số này chỉ gồm các thành viên 7 bộ lạc chịu liên lạc với thế giới bên ngoài.

https://lh7-us.googleusercontent.com/zTsvBeI9o1sEbKQjISxjvTRVXKWrG8E-Rh_kAaGPWzMS9kLFOulJJKBHDlrzRrGf_9QYHNCxt2sSt0orsIAEZ5f5ejVqClmi0sCYxWzT4cjElUBcRFqyVpJDDxo2byYkcl6JaGkGnSMsMxETYjp4cZg

Người Kanamari chơi trò chơi đặc trưng của bộ lạc. Ảnh: National Geographic

Làng São Luís là nơi sinh sống của 200 người thuộc bộ lạc Kanamari. Theo trang National Geographic, chính phủ Brazil lần đầu tiên tiếp xúc với bộ lạc này vào năm 1972 nhưng họ có thể đã gặp những người khai thác cao su sớm hơn nhiều.

Mặc dù sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài đã ảnh hưởng đến cuộc sống những người dân ở làng São Luís, họ vẫn làm hầu hết mọi việc theo tính cộng đồng.

https://lh7-us.googleusercontent.com/fIC_VGBHmDIuM7iq88Iu_BPqgePcklkMedpZe_Wit0DnhBT5fEQlqe6Ey9CnVM_ii77ClkcZabpxTuCtz6sA-QgmUf4Orc7XXuVy2q4BYl5ZbmbNbCYHZwSyaPl0Okl1cU5SIDT7y1t0KXDc1N1lhGs

Phụ nữ Kanamari thu hoạch sắn, loại củ chính trong ẩm thực của họ. Ảnh: National Geographic

Mỗi ngày, họ thức dậy khi tộc trưởng Mauro Kanamari thổi tù và. Phụ nữ đi thu hoạch sắn còn đàn ông đi săn bắt hoặc câu cá. Người Kanamari nấu ăn bằng nồi kim loại và dựa vào đèn pha đội đầu khi trời tối.

Ở São Luís không có điện, nhiều phong tục hầu như không thay đổi. Đó là cách họ thích nghi: cách làm truyền thống với công cụ hiện đại.

https://lh7-us.googleusercontent.com/vZ-WhQxLG4nc2etOUjA0AAlGIr0aDbPGXBH4k8ZWGOgQrMmklgievYznNp2Iqixh7EQai3JEsyxPgJZAhs9w_Q2DQ8Ew78P3Gll0hpg4QMoEwenczL2wtmL6mCHNhMMfPdMl3NvHIZbz5qaPnW3FXyY

Bên trong một căn nhà của người Kanamari. Ảnh: National Geographic

Người ngoài không được phép vào nơi đây. Song, người Kanamari đang phải đối mặt nạn khai thác gỗ lậu, đánh bắt cá và khai khoáng trái phép ngay trên quê hương mình.

"Trước đây chỉ có một số ít kẻ xâm lấn, đánh bắt cá và khai thác gỗ lậu trong khu vực của chúng tôi. Gần thì bọn họ xuất hiện ngày càng nhiều hơn" - tộc trưởng Mauro cho hay.

Đối với bộ lạc Kanamari, rừng cung cấp cho họ mọi thứ. Gỗ và những tài nguyên thiên nhiên khác nếu bị khai thác sẽ đe dọa đến cuộc sống của chính họ.

https://lh7-us.googleusercontent.com/hJqKP1YiKqSfcaAXNVkZ3sUDRUsyiJqT712iI1C7FER7-M7EaRjd4YhUDy3POiSByq1nxf3dXp2k3SjLW2ebTGAZRKF17Tr5gv2Od4sk8w3JIemtFmMBV77sIVI8Iqmw6iv5uwqjYBjVzGqNJfPfcRA

Một sà lan chở gỗ khai thác lậu từ rừng Amazon trôi tự do xuôi dòng sông Javari gần São Luís. Ảnh: National Geographic

Tất nhiên, việc chống lại những hoạt động trên có thể gặp nguy hiểm. Năm 2022, nhà hoạt động người bản địa Bruno Pereira và nhà báo người Anh Dom Phillips đã bị sát hại dã man trên một con sông khác trong khu vực, được cho là theo lệnh của người đứng đầu một mạng lưới đánh cá trái phép.

"Cá nhân tôi đã nhận được nhiều lời đe dọa rồi" - tộc trưởng Mauro nói.

Chung tay với Cơ quan phụ trách các vấn đề của người thổ dân bản địa Brazil (FUNAI) và Liên minh các nhóm bản địa ở Thung lũng Javari (UNIVAJA), bộ lạc Kanamari đã tiến hành các cuộc tuần tra và đối phó các băng khai thác gỗ lậu.

FUNAI cung cấp điện đàm và nhiên liệu cho thuyền cơ giới. Tuy vậy, vũ khí của người Kanamari - cung tên và súng nòng nhỏ - vẫn không để sánh được với vũ khí của bọn xâm nhập. Vì thế, họ chủ trương không đối đầu khi tuần tra và báo cáo lại cụ thể những gì gặp phải.

"Chúng tôi từng tịch thu số gỗ được khai thác lậu đó nhưng bây giờ số gỗ ngày một nhiều hơn thì chúng tôi trở nên lo sợ. Khi vào thành phố, bạn có thể trở thành mục tiêu ám sát" - tộc trưởng Mauro bộc bạch.

https://lh7-us.googleusercontent.com/gQ-cxjsASU4Fd629HpJhCyvCRWrkJyrRJDJ7QFJKzO6aoTWmyo_Kx7FasFKl9UTt4QgtvCTU1wrTxkjiBV5T7x14GoaoPnGGYg44mxNJ-seV0doVtlK30bgMJ6sK6aaTHJqkxVSkLnHy1uAMtzGCwEk

João Kanamari sử dụng điện thoại để chia sẻ thông tin về bộ tộc với thế giới cũng như liên lạc với các bộ tộc khác. Ảnh: National Geographic

Anh João Kanamari, người cháu trai 20 tuổi của tộc trưởng Mauro, quay lại các cuộc tuần tra bằng điện thoại và chia sẻ lên mạng xã hội. Trước đó, anh đã được gửi tới thị trấn Atalaia do Norte để học tiếng Bồ Đào Nha và đang làm công việc kết nối giữa bộ lạc và phần còn lại của thế giới.

"Chúng tôi muốn được thế giới nhìn thấy để được giúp đỡ. Chúng tôi đang ở đây, nơi vùng nước nguy hiểm này để bảo vệ những thứ thuộc về mình, không chỉ cho chính chúng tôi mà con cho cả chính các bạn. Rừng Amazon là chính quyền, là người cha cũng như là người mẹ của chúng tôi. Chúng tôi cũng như các bạn đều không thể sống thiếu Amazon" - anh João nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo