xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao khó xử phạt doanh nghiệp vi phạm hành chính lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN?

MAI CHI

(NLĐO) - Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong trong năm 2023 chỉ chiếm 47,36% tổng số quyết định xử phạt mà cơ quan chức năng đã ban hành

Theo BHXH Việt Nam, trong năm 2023, toàn ngành BHXH đã ban hành hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ban hành 1.765 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tăng 1.325 quyết định so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan BHXH ban hành là 1.513 quyết định, số quyết định do cơ quan BHXH kiến nghị người có thẩm quyền ban hành là 252 quyết định. 

Tổng số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là 1.763 đối tượng; số tiền xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành là hơn 67,7 tỉ đồng; số tiền xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành là hơn 18,6 tỉ đồng. Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong là 836 quyết định, chiếm 47,36% tổng số quyết định xử phạt do cơ quan chức năng ban hành.

Vì sao khó xử phạt doanh nghiệp vi phạm hành chính lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN?- Ảnh 1.

Quyền lợi người lao động bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN

Bên cạnh việc ban hành Kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và thanh tra, kiểm tra liên ngành năm 2023, BHXH Việt Nam còn ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023, thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số BHXH tỉnh, thành phố. 

Qua kiểm tra cho thấy, về cơ bản, việc triển khai thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của BHXH các tỉnh, thành phố năm qua đã đạt những kết quả nhất định, đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Lý giải về kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của các doanh nghiệp, đơn vị còn thấp, Vụ Pháp chế (BHXH Việt Nam) cho hay do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một số đơn vị, doanh nghiệp còn thấp, cố tình chây ỳ, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHYT, BHTN. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN còn vướng mắc, gây khó khăn trong việc thực hiện.

Vì sao khó xử phạt doanh nghiệp vi phạm hành chính lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN?- Ảnh 2.

Lao động nữ sinh con không được hưởng chế độ thai sản do doanh nghiệp nợ BHXH

Cụ thể, một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN chưa cụ thể dẫn đến còn có cách hiểu khác nhau, cần có hướng dẫn để thực hiện thống nhất. 

Chẳng hạn, đối với quy định về xác định mức tiền phạt khi đơn vị khắc phục hết tiền chậm đóng trước thời điểm lập Biên bản vi phạm hành chính, thì tại khoản 5 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định "Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động...". 

Khi các đơn vị bị thanh tra khắc phục 100% số tiền chậm đóng trước khi thanh tra trực tiếp tại đơn vị, việc xác định số tiền phạt còn bất cập. Mặt khác, chưa có quy định rõ về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, theo quy định, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản thu nhập bổ sung khác. Tuy nhiên, hiện nay không có quy định mức trần đối với các khoản chế độ hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ... dẫn đến đơn vị sử dụng lao động cố tình chia nhỏ quỹ lương, đẩy thu nhập vào các khoản nêu trên để trốn đóng, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động. 

Khi phát hiện, cơ quan BHXH không có đủ căn cứ pháp lý và thực tiễn chứng minh hành vi vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị khởi tố do sự thiếu đồng bộ tại các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN về mức đóng, mức lương, phụ cấp lương, các khoản thưởng.

Ngoài ra, tại Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP có quy định hành vi vi phạm là "đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng" và "trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự". 

Tuy nhiên, thực tế cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ có thể xác định là đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN và đóng không đúng mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp quy định … mà không đủ khả năng để xác định được các hành vi đó là trốn đóng hay không phải trốn đóng dẫn đến ít trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn đóng (do không chứng minh được người có nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN, BHYT có hành vi gian dối và bằng thủ đoạn khác).

Để công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian tới đạt hiệu quả, Vụ Pháp chế cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể việc xử lý vi phạm hành chính đối với các đơn vị có hành vi trốn đóng và chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng đã khắc phục toàn bộ số tiền chậm đóng trước thời điểm thanh tra chuyên ngành trực tiếp; sửa đổi các văn bản liên quan công tác xử lý vi phạm hành chính nhằm đảm bảo thuận tiện trong tổ chức thực hiện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo