xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng thương hiệu quốc tế

NGUYỄN NAM HẢI, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng liên tục về giá trị nhưng chủ yếu là cà phê nhân - chiếm hơn 90% sản lượng và khoảng 85% giá trị. Các loại cà phê hòa tan, chế biến sâu dù có tăng song mới chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước.

Đáng chú ý, doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm đến 69% giá trị xuất khẩu. Trong tốp 10 DN xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan hàng đầu Việt Nam, chỉ có Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên là DN Việt.

5 tháng đầu của niên vụ cà phê 2023-2024 (từ tháng 10-2023 đến tháng 2-2024), Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên xuất khẩu được 56 triệu USD. Trong khi đó, các DN khác xuất khẩu cà phê chế biến ở mức thấp, mỗi DN dao động chỉ từ 180.000 đến 4,3 triệu USD.

Câu hỏi đặt ra là vì sao DN Việt ít đầu tư vào chế biến sâu - mảng có tỉ suất lợi nhuận cao, mà chủ yếu chỉ xuất khẩu nguyên liệu?

Thứ nhất, để đầu tư hệ thống nhà máy chế biến sâu thì cần chi phí cao. Đơn cử, một nhà máy cà phê hòa tan sấy phun công suất 3.000 tấn/năm phải đầu tư khoảng 35 triệu USD, tương đương gần 900 tỉ đồng. Do đó, chỉ những DN lớn như Intimex, Tín Nghĩa, Vĩnh Hiệp, Phúc Sinh... mới có khả năng đầu tư.

Thứ hai, sản xuất sản phẩm chế biến phải gắn với xây dựng thương hiệu thông qua quảng bá, tiếp thị lâu dài. Chẳng hạn, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên có được kết quả như hiện nay đã trải qua quá trình khoảng 25 năm.

Thứ ba, sản phẩm cà phê chế biến sâu gặp khó về đầu ra, đặc biệt là ở thị trường châu Âu, châu Mỹ - nơi người tiêu dùng đã quen với sản phẩm của các thương hiệu toàn cầu.

Trong khi đó, các DN FDI với khả năng đáp ứng 3 tiêu chí trên đã đầu tư nhà máy tại ngay vùng nguyên liệu Việt Nam.

Đầu năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, trong đó có cà phê. Mục tiêu là sản lượng cà phê chế biến sâu đạt khoảng 20% - 25% tổng sản lượng cà phê cả nước. Khối lượng cà phê xuất khẩu đến năm 2030 đạt 80% - 85% tổng sản lượng cà phê cả nước; trong đó cà phê rang xay chiếm 5% - 6%, cà phê hòa tan từ 19% - 20%. Điều này cho thấy trong thời gian tới, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân.

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng thương hiệu quốc gia Robusta Việt Nam để góp phần nâng giá trị cà phê Việt trên thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, diện tích và sản lượng cà phê Robusta chiếm đến 94%, cà phê Arabica chỉ chiếm 6%.

Hiện nay, thế giới đang phụ thuộc vào cà phê Robusta Việt Nam nên đây là cơ hội tốt để chúng ta xây dựng thương hiệu. Trong tương lai, người tiêu dùng thế giới sẽ biết được họ đang sử dụng cà phê được trồng bởi nông dân Việt Nam.

Hy vọng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tạo điều kiện để hiệp hội xây dựng chương trình trên. Ngoài ra, bộ cũng cần rà soát lại diện tích cà phê và các cây công nghiệp dài ngày thực tế một cách tương đối chính xác để ngành cà phê định hướng tốt trong sản xuất.

Ngọc Ánh ghi  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo