xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tháo gỡ vướng mắc về BHXH cho doanh nghiệp

Bài và ảnh: Mai Chi

Sáng 4-8, tại TP HCM, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đã tổ chức Hội nghị tư vấn, đối thoại chính sách BHXH với doanh nghiệp (DN).

Nhiều vướng mắc trong thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp, tai nạn, hưu trí, nặng nhọc, độc hại... của các DN đã được đại diện Bộ LĐ-TB-XH giải đáp.

Bà Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty TNHH May mặc Quảng Việt (huyện Củ Chi, TP HCM), nêu thực tế: Theo quy định hiện hành, người lao động (NLĐ) được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tối đa là 12 tháng, tương ứng với số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 12 năm. Vậy đối với những người tham gia BHTN vượt quá 12 năm thì sau khi hưởng TCTN có được bảo lưu thời gian đóng dư hay không?

Giải đáp câu hỏi này, ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), cho hay theo pháp luật hiện hành, NLĐ hưởng xong TCTN sẽ bắt đầu lại quá trình tham gia BHTN và chỉ được bảo lưu BHTN trong một số trường hợp được nêu rõ trong Luật Việc làm.

"Các chế độ bảo hiểm ngắn hạn như BHTN, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (TNLĐ) - bệnh nghề nghiệp, BHYT được xây dựng trên nguyên tắc chia sẻ, đóng hưởng. Tuy nhiên, sẽ thiên về nguyên tắc chia sẻ nhiều hơn đối với những đối tượng đang gặp khó khăn do ốm đau, TNLĐ, thai sản, thất nghiệp. Do vậy, nếu vượt quá 12 năm tham gia thì mức hưởng TCTN của NLĐ được giải quyết tối đa chỉ 12 tháng" - ông Cường cho biết.

Tháo gỡ vướng mắc về BHXH cho doanh nghiệp - Ảnh 2.

Người lao động làm thủ tục BHXH tại BHXH TP HCM

Đề cập việc chia sẻ rủi ro, đại diện Công ty TNHH May mặc Quảng Việt chất vấn vì sao NLĐ bị TNLĐ không được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian nằm viện hoặc nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh để điều trị, phục hồi?

Theo đại diện Bộ LĐ-TB-XH, chế độ ốm đau là nhằm hỗ trợ một phần chi phí cho NLĐ trong thời gian nghỉ điều trị bệnh và không được trả lương. Đối với NLĐ bị TNLĐ khi phải nghỉ việc, điều trị phục hồi chức năng thì căn cứ Luật An toàn vệ sinh lao động, họ vẫn được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho những ngày nghỉ điều trị nên sẽ được giải quyết chế độ TNLĐ theo quy định.

Tại buổi đối thoại, những khó khăn trong việc thực hiện danh mục nghề nặng nhọc độc hại cũng được nhiều DN gửi tới đại diện Bộ LĐ-TB-XH. Bà Đặng Hồng Liên, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM), cho biết DN của bà chuyên sản xuất giày thể thao và có một số NLĐ phải làm công việc nặng nhọc, độc hại nhưng các chức danh công việc này chưa được quy định trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ-TB-XH ban hành. Công ty đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ LĐ-TB-XH đề nghị bổ sung nhưng đến nay chưa thấy hồi âm. Nếu không được giải quyết thì khiến NLĐ sẽ thiệt thòi khi tính hưởng các chế độ sau này.

Tương tự, đại diện một DN may tại quận Tân Phú, TP HCM cho hay đang gặp khó khăn khi giải quyết chế độ hưu trí cho NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại. Theo đó, trước đây chức danh "công nhân may" được quy định trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công ty tham gia BHXH cho NLĐ theo chức danh này. Song, từ khi Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH ban hành thì không còn chức danh này mà thay vào đó là "vận hành máy may".

Vậy nên, khi làm thủ tục nghỉ hưu cho NLĐ, cơ quan BHXH yêu cầu DN phải chỉnh sửa chức danh cho cả quá trình đóng BHXH của NLĐ, bao gồm cả thời gian tham gia trước khi có Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH. "Điều này khiến DN và cả NLĐ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong trường hợp NLĐ làm việc tại nhiều đơn vị, trong đó có nơi đã giải thể, ngừng hoạt động" - đại diện công ty nói.

Theo ông Nguyễn Duy Cường, danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được chia theo lĩnh vực ngành nghề và mang tính phổ quát. Trong khi thực tế, các DN có loại hình kinh doanh thuần túy khác nhau nên không thể bao quát hết được. Trong quá trình thực hiện, DN gặp vướng mắc có thể phản ánh về bộ để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.

Đối với trường hợp của DN tại quận Tân Phú, ông Cường khẳng định chỉ cần điều chỉnh chức danh nghề của NLĐ sau thời điểm Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực. Thời gian tham gia BHXH trước đó nếu phù hợp với quy định có hiệu lực cùng thời điểm thì không cần điều chỉnh. "Việc hồi tố chỉ áp dụng khi trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về việc hồi tố.

Tuy nhiên, trong Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH không có quy định này nên thời gian NLĐ làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước ngày thông tư này có hiệu lực vẫn được công nhận" - ông Cường khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo